Bánh chưng là món bánh truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ tết của người Việt. Và ở mỗi vùng miền người ta lại cùng sáng tạo ra nhũng món bánh chưng khác nhau. Người Thái cũng không ngoại lệ, cứ đến những ngày ngọn gió đông chớm thổi họ lại rục rịch gói bánh chưng. Nhưng món bánh của người Thái là thứ bánh chưng màu đen ngon bùi khác lạ hơn cả.
Bánh chưng đen Mường Lò có hình dạng khác với bánh chưng miền xuôi. Các vị bô lão kể lại rằng vì muốn gắn kết hai dân tộc Thái với Khơ- mú nên đã tạo ra loại bánh này. Hai chiếc bánh như đôi bàn tay úp vào nhau tạo thành một chiếc bánh chưng đầy ý nghĩa.
Nếp phải là thứ hạt ngọc quý giá ở Tú Lệ. Lá dong xanh mướt và cắt bỏ gân lá cho dễ gói. Phần nhân thì vẫn bao gồm đậu xanh, thịt ba chỉ nhưng phần nếp được thêm vào mè đen. Đây cũng là nguyên liệu khiến món bánh chưng đen bùi béo khó cưỡng.
Ở khâu nhuộm đen hạt nếp, người ta dùng than cây núc nác. Phải trộn thật đều tay đến khi miết thật mạnh mà hạt nếp không phai màu thì xem như việc tạo màu đã hoàn tất. Rồi cùng nhau ngồi canh suốt đêm bên nồi bánh người ta như quên đi bao mệt nhọc ngày mùa. Từng cặp bánh sau khi vớt ra được treo lên cao cho ráo nước và không bị mốc.
Thưởng thức bánh chưng đen là sự hòa quyện giữa cái dẻo thơm của nếp, cái béo bùi của thịt, đậu xanh và mè đen, cả cái vị mộc mạc của núc nác và lá dong khiến miếng bánh cứ chần chừ nơi đầu lưỡi người ăn.
Bánh chưng đen Mường Lò tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người Thái không chỉ xem bánh chưng như một món ăn mà còn là thức quà để bày tỏ lòng biết ơn với người đi trước. Mà cũng chẳng phải là quá lời khi nói ngày Tết ăn miếng bánh chưng đen như nuốt cả đất trời Tây Bắc vào lòng.
Nguồn: Internet.
Ngân hàng gen quốc gia Việt Nam bảo tồn 12.300 giống của 115 loài. Chính phủ Việt Nam đã chi 497 triệu đô la Mỹ để duy trì đa dạng sinh học trong năm 2004 và đã thiết lập 126 khu bảo tồn trong đó có 28 vườn quốc gia. Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha ‒ Kẻ Bàng cùng 6 khu dự trữ sinh quyển bao gồm Rừng ngập mặn Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Kiên Giang, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nghệ An.
Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...
Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c