Nếu có cơ hội đặc chân lên đến vùng miền núi của huyện Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang, nơi sinh sống của nhiều người dân tộc thiểu số chúng ta sẽ được thưởng thức vô vàn món đặc sản hấp dẫn, trong đó phải kể đến món bánh Hút Lục Ngạn độc đáo.
Bánh Hút Lục Ngạn cũng dân dã và giản dị như chính cái tên của nó. Bánh được làm từ những nguyên liệu của miền quê như rau cải cay, gạo nếp, mật mía. Rau cải cay rửa sạch giã nhỏ lấy nước rồi đem nhào với gạo nếp sau đó thả vào chảo dầu chiên. Xong công đoạn chiên thì người làm bánh vớt ra và bỏ ngay vào nồi mật mía, viên bánh hút mật mía căng tròn lên nhìn rất đẹp mắt.
Vị ngọt của mật mía hòa quyện với vị bùi béo của gạo nếp tạo nêm một hương vị rất riêng của bánh Hút Lục Ngạn. Thường người dân Lục Ngạn chỉ làm bánh vào những ngày Tết để tiếp khách và tặng biếu người thân. Và nếu hiểu được ý nghĩa của loại bánh này chúng ta sẽ càng cảm nhận được hương vị thơm ngon của nó bởi bánh như một niềm tin bao bọc che chở của vỏ, tuy mỏng nhưng không bao giờ để mật chảy ra ngoài.
Nguồn: Internet.
Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa
Dân tộc Việt Nam hay người Việt Nam (đôi khi gọi ngắn gọn là người Việt) là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai...
Nằm bên bờ Ka Long, dòng sông biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đền Xã Tắc, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, không chỉ là nơi thờ tự, thực hành các tín ngưỡng văn hóa dân gian của cư dân nơi đây mà còn có ý nghĩa như cột mốc văn hóa, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mới đây, di tích lịch sử - văn hóa hàng trăm năm tuổi này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia bởi những giá trị đặc sắc....