Dừa – chuối quả là sự kết hợp hoàn hảo để tạo ra sự món ăn với cái tên kỳ lạ là “chuối đập”. Nếu bạn có thắc mắc với cái tên kỳ lạ ấy, khi bạn có dịp ghé bất kỳ hàng chuối đập nào tại Bến Tre và ngồi quan sát một lúc bạn sẽ giải đáp về nguồn gốc cái tên kỳ lạ này ngay lập tức mà chẳng cần ai phải giải thích.
Món chuối đập muốn ngon đến độ hoàn hảo nên chọn những quả chuối Xiêm vừa chín tới, bởi vì ở giai đoạn này thì chuối có độ chín dẻo vừa tới, không mềm quá cũng không cứng quá, chính vì vậy khi nướng sẽ mang đến cho người thưởng thức cảm giác ăn rất ngon miệng, và vừa ăn. Sau đó, chuối sẽ được lột sạch vỏ và được cho lên vỉ than nướng cháy xém các mặt. Sau khi nướng chuối được khoảng 5 phút thì người bán sẽ cho từng miếng chuối vào túi ni lông và dùng chày đập mạnh.
Nướng chuối xong, ta tiếp tục công đoạn làm nước cốt dừa. Dừa khô nạo vắt lấy nước cốt, bắt lên bếp khuấy, có thể cho thêm ít bột năng để tăng độ sánh. Thường thì người ta hay cho thêm tí hành, tí muối và đường sẽ dậy một mùi thơm vô cùng hấp dẫn.
Nếu có dịp về Bến Tre thì bạn nhớ đừng quên bỏ qua món chuối đập lạ miệng nhưng ngon chuẩn vị và hấp dẫn kể trên nhé!
Nguồn: Internet.
Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.
Việt Nam có diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Chung đường biên giới với ba quốc gia, phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, còn phía đông là biển Đông. Năm 2019, dân số Việt Nam khoảng hơn 96 triệu người, đứng thứ 13 thế giới. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam là thành phố lớn thứ hai với 6,2 triệu dân, sau Thành phố Hồ Chí Minh, 8,8 triệu dân.
Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...
Nằm ở tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng được biết tới bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc, những lợi thế tốt để phát triển du lịch làng nghề. Mới đây xã Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch của thành phố Hà Nội.