Muối kiến vàng là một loại muối ngon, được chế biến từ xác của những con kiến sống trên cây cao. Để có được loại muối ngon này, người ta phải vào rừng sâu, dùng một cái sào thật dài khua bắt kiến. Cách chế biến cũng đơn giản, sau khi bắt về sẽ tiến hành rang kiến lên để loại bỏ bụi bẩn rồi cho ớt, muối hột vào rang cùng. Khi thưởng thức sẽ có vị mặn, ngọt cay đồng điệu kèm chút vị chua từ núi rừng rất đặc trưng.
Để thưởng thức muối kiến vàng, du khách nên ăn kèm với bò một nắng – đặc sản trứ danh của Phú Yên. Thịt bò được tẩm ướp gia vị đậm đà, sau đó mang đi phơi nắng cho săn lại rồi đem vào bảo quản. Khi ăn chỉ cần đêm nướng chín trên than hồng. Xé từng miếng thịt bò nóng hổi, thơm phức rồi chấm cùng với muối kiến vàng sẽ tạo hương vị khó cưỡng. Thịt bò dai, đậm đà gia vị cùng với hương vị mặn, cay, chua của muối kiến làm món ăn trở nên rất hấp dẫn.
Nguồn: Internet.
Ngân hàng gen quốc gia Việt Nam bảo tồn 12.300 giống của 115 loài. Chính phủ Việt Nam đã chi 497 triệu đô la Mỹ để duy trì đa dạng sinh học trong năm 2004 và đã thiết lập 126 khu bảo tồn trong đó có 28 vườn quốc gia. Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha ‒ Kẻ Bàng cùng 6 khu dự trữ sinh quyển bao gồm Rừng ngập mặn Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Kiên Giang, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nghệ An.
Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...
Ẩm thực là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt...
Lạng Sơn, vùng đất địa đầu của Tổ quốc, vào những ngày xuân nên thơ hơn với những triền đào phai khoe sắc, những vườn mơ nở trắng xóa trải dài. Du xuân nơi xứ Lạng, du khách không chỉ được khám phá cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa tâm linh của cư dân nơi này như: Hội đền Kỳ Cùng, Hội đền Tà Phủ, Lễ hội Đồng Đăng, chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên…