- Là một đặc sản Đồng Tháp có cái tên khá xa lạ nhưng nếu một lần nếm thử bạn có thể nhớ mãi chính là món tác kè xào lăn Đồng Tháp.
- Bên cạnh những con tắc kè tươi ngon, săn chắc thịt được đem đi xào lăn đến khi dậy mùi thơm, thì bạn sẽ cảm nhận được cái vị beo béo đến từ từng thớ thịt vô cùng bổ dưỡng (đặc biệt là với nam giới).
Địa chỉ tham khảo:
- Hải Đông Quán – Võ Trường Toản, 1, tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp, Việt Nam
- Nhà hàng Phong Lan – QL30, Mỹ Trà, tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp, Việt Nam
- Nhà hàng Tám Thành với các món đặc sản Đồng Tháp tại Nguyễn Tất Thành, Thị Xã Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp, tp. Sa Đéc, Đồng Tháp, Việt Nam
- Nhà hàng Tú Hảo – 17 Điện Biên Phủ, Mỹ Phú, tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp, Việt Nam
- Quán Rice Tavern – Lý Thường Kiệt, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp
- Quán Mộc – 14 Nguyễn Tất Thành, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp
Nguồn: Internet.
Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.
Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...
Ẩm thực là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt...
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c