Xoài Cao Lãnh Đồng Tháp
- Xoài Cao Lãnh đặc sản Đồng Tháp hiện nổi tiếng với 2 giống chính là xoài Cát Chu và xoài cát Hòa Lộc.
- Nếu xoài Cát Chu chín có màu ửng hồng, vị ngọt thanh, phần cuống nhô ra ngoài thì xoài Hòa Lộc lại được du khách đánh giá cao bởi kích thước to hơn, nặng hơn, hình dáng thon dài và có mùi thơm dịu nhẹ.
Quýt hồng Lai Vung
- Quýt hồng Lai Vung nổi bật với hương vị thơm, ngọt, vỏ mỏng và ít hạt. Quý hồng được trồng tập trung nhiều nhất tại các xã Vĩnh Thới, Tân Phước, Tân Thành và Long Hậu.
- Ngày nay, đặc sản Đồng Tháp quýt hồng Lai Vung được phân phối đi nhiều tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu đi một số nước trên thế giới. Có dịp đến với Lai Vung, bạn nhất định phải thử loại trái cây hoặc mua về làm quà nhé.
Nhãn Châu Thành Đồng Tháp
- Không chỉ được biết đến với xoài Cao Lãnh, quýt Lai Vung mà Đồng Tháp còn nổi tiếng với nhãn Châu Thành.
- Nhãn Châu Thành trái to hạt lép, hương thơm, cơm dày trắng ngần ngọt lịm, loại đặc sản có thể sánh ngang với nhãn lồng Hưng Yên.
Nguồn: Internet.
Mùi thơm của ly cà phê Việt Nam là chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời. Đất bazan Tây Nguyên màu mỡ nuôi lớn những cây cà phê robusta chất lượng. Những hạt cà phê này là một trong các sản phẩm xuất khẩu được thế giới yêu quý nhất của Việt Nam. Văn hóa cà phê Việt Nam rất đa dạng, bạn dễ dàng đếm được hàng trăm quán cà phê trong các thành phố lớn. Người Việt pha cà phê truyền thống bằng phin nhôm. Ngắm thời gian trôi trong khi chờ ly cà phê nhỏ giọt khiến món uống này thêm phần đậm đà.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa
Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...
Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).