VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh xèo bông điên điển - Hậu Giang | Đặc sản Tỉnh Hậu Giang

Không giống bánh xèo tôm nhảy Bình Định, bánh xèo Hậu Giang bên cạnh nhân tôm, thịt chắc chắn không thể thiếu bông điên điển. Bông điên điển mọc nhiều vô số kể ở vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là mùa nước lũ. Nên đây được xem là nguyên liệu đặc trưng cho đặc sản bánh xèo Hậu Giang. Bột bánh xèo phải được xay từ gạo ngâm qua đêm pha với bột nghệ. Nếu dùng bột pha sẵn bánh sẽ bị nhũn và không giòn. Phần nhân bánh đầy đủ phải gồm có: củ sắn, bông điên điển, đậu xanh, tép, thịt được xào lên với gia vị vừa phải. Muốn ăn ngon phải ăn bánh nóng, bánh còn giòn. Rồi cuộn với mớ rau rừng (lá xoài, lá cóc…) chấm nước mắm pha ngọt. Bánh giòn rộp tan trong miệng, thấm đều vị ngọt của nhân bông điên điển. Vị chan chát của lá xoài, vị cay tê của nước chấm cùng mùi nghệ bay phảng phất sẽ làm bạn không thể không nhớ về miền quê này.
Bánh xèo bông điên điển
Bánh xèo bông điên điển

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Tám di sản thế giới UNESCO trải dài khắp Việt Nam. Mỗi nơi lại mang đến những góc nhìn thú vị về đời sống địa phương và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Hoàng Thành và các lăng tẩm Huế đưa bạn về với triều Nguyễn đầy những thăng trầm. Phố cổ Hội An từng là một điểm hẹn nhộn nhịp của tàu thuyền và lái thương khắp thế giới. Khắp các tỉnh thành khác, bạn sẽ bắt gặp các di tích cổ xưa, các khung cảnh thơ mộng, những miếng ghép sống động tạo nên bức tranh di sản Việt Nam.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...