Bánh đậu xanh Hanh Tụ xuất phát từ gia đình bà Lê Thị Phúc ở số 249, Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định. Sở dĩ được nhiều người yêu thích và trở thành món đặc sản Nam Định là vì vị bánh rất đặc trưng. Bánh ở đây được làm từ đậu xanh, dầu bưởi, mỡ lợn và đường cát trắng. Và dưới bàn tay khéo léo của người làm ra chiếc bánh đã tạo nên hương vị thơm ngon rất riêng không lẫn vào đâu được. Bánh đậu xanh Hanh Tụ ngon là do người làm luôn cẩn thận trong suốt khâu chọn lựa nguyên liệu. Không pha thêm các tạp phẩm, để tạo được hương vị tự nhiên của bánh.
NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH ĐẬU XANH
Mặt khác còn phụ thuộc vào kinh nghiệm lâu năm của người làm bánh, mới có được bánh đậu xanh Hanh Tụ. Đúng với chất lượng gia truyền, hương vị khiến nhiều người nhớ thương. Nguyên liệu làm bánh đậu xanh gồm: đậu xanh, đường cát trắng, mỡ lợn ỷ và dầu bưởi thơm. Đỗ xanh được chọn phải là loại đỗ trồng ở các huyện Ý Yên, Vụ Bản, là loại đỗ đầu mùa, hạt to mẩy,… Đường làm bánh cũng phải là loại đường chỏ, đường phèn từ các tỉnh miền trung mang ra, chủ yếu là từ các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi,…
Mỡ lợn phải chọn mua đúng loại mỡ lợn ỷ để bánh được ngon đúng vị. Những người chế biến sẽ rán mỡ lợn để lấy nước trong. Đường đặc được trộn với bột đậu, cho thêm một chút dầu bưởi thơm vào để bánh có vị thơm nhè nhẹ đặc trưng. Dùng quả lăn nhào kỹ, nhuyễn, tơi mát lúc này mới cho mỡ lợn vào luyện. Cứ luyện đến lúc nào dẻo, đóng được vào khuôn là được. Ơ khâu cho bánh vào khuôn phải thật nhẹ nhàng và cẩn trọng, bánh mới được vuông vức đẹp đẽ. Khi đã chế biến xong, bánh sẽ có một màu vàng sẫm đặc trưng của bánh. Có mùi thơm ngào ngạt mùi đậu xanh, hoa bưởi và nổi lên rõ hai chữ Hanh Tụ.
Nguồn: Internet.
Tám di sản thế giới UNESCO trải dài khắp Việt Nam. Mỗi nơi lại mang đến những góc nhìn thú vị về đời sống địa phương và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Hoàng Thành và các lăng tẩm Huế đưa bạn về với triều Nguyễn đầy những thăng trầm. Phố cổ Hội An từng là một điểm hẹn nhộn nhịp của tàu thuyền và lái thương khắp thế giới. Khắp các tỉnh thành khác, bạn sẽ bắt gặp các di tích cổ xưa, các khung cảnh thơ mộng, những miếng ghép sống động tạo nên bức tranh di sản Việt Nam.
Mùi thơm của ly cà phê Việt Nam là chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời. Đất bazan Tây Nguyên màu mỡ nuôi lớn những cây cà phê robusta chất lượng. Những hạt cà phê này là một trong các sản phẩm xuất khẩu được thế giới yêu quý nhất của Việt Nam. Văn hóa cà phê Việt Nam rất đa dạng, bạn dễ dàng đếm được hàng trăm quán cà phê trong các thành phố lớn. Người Việt pha cà phê truyền thống bằng phin nhôm. Ngắm thời gian trôi trong khi chờ ly cà phê nhỏ giọt khiến món uống này thêm phần đậm đà.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa
Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.