VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu - Sóc Trăng | Đặc sản Tỉnh Sóc Trăng

Đến Sóc Trăng mà không thưởng thức món hủ tíu cà ri Vĩnh Châu thì quả là một thiếu sót. Khác với hủ tíu Mỹ Tho hay hủ tíu Nam Vang được nấu từ thịt heo hay thịt bò. Hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu được nấu từ thịt vịt xiêm; mang lại vị ngọt và mùi hương đặc trưng.
hủ tiếu cà ri vĩnh châu
Về Sóc Trăng thưởng thức hủ tiếu cà ri VĨnh Châu thơm ngon, đậm đà
Hủ tíu đem trụng mềm, cho vào tô; phía trên thêm ít giá đậu xanh, ngò gai và chan thêm nước cà ri vừa nấu vào. Thưởng thức món hủ tiếu cà ri Vĩnh Châu, bạn sẽ cảm nhận được độ dai mềm vừa phải của sợi hủ tiếu; mùi thơm dịu nhưng không quá béo ngậy của nước cốt dừa. Ngoài ra, những miếng thịt vịt vừa mềm vừa ngọt được chấm với muối tiêu chanh chắc chắn sẽ khiến bạn ăn mãi không thôi.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Nằm bên bờ Ka Long, dòng sông biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đền Xã Tắc, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, không chỉ là nơi thờ tự, thực hành các tín ngưỡng văn hóa dân gian của cư dân nơi đây mà còn có ý nghĩa như cột mốc văn hóa, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mới đây, di tích lịch sử - văn hóa hàng trăm năm tuổi này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia bởi những giá trị đặc sắc....

Nằm ở tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng được biết tới bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc, những lợi thế tốt để phát triển du lịch làng nghề. Mới đây xã Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch của thành phố Hà Nội.