Nem lụi không phải chỉ có ở Huế nhưng tại đây, món ăn này mang hương vị khá đặc biệt khiến ai nếm thử một lần rồi đều khó quên. Nguyên liệu chính của món ăn gồm có thịt heo xay nhuyễn, trộn cùng bì thái mỏng sau đó vo dài xiên vào thanh tre rồi đem nướng trên than. Món này ăn kèm với bánh tráng, bún, rau sống, xoài xanh,… và đặc biệt linh hồn của món chính là nước chấm súp sệt đặc biệt mà không ở đâu có.
Nem lụi cũng được xem là đặc sản Huế không thể bỏ qua khi đến với cố đô. (nguồn ảnh: kienthuc.net.vn)
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ ăn nem lụi Huế ngon ở Nem lụi bà Tý (81 Đào Duy Từ), Nem lụi Phượng (38 Bà Triệu), Nem lụi Ông Mệ Già (Ngã tư Huỳnh Thúc Kháng), Nem lụi ở chợ Đông Ba Huế,…
Nguồn: Internet.
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.
Tám di sản thế giới UNESCO trải dài khắp Việt Nam. Mỗi nơi lại mang đến những góc nhìn thú vị về đời sống địa phương và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Hoàng Thành và các lăng tẩm Huế đưa bạn về với triều Nguyễn đầy những thăng trầm. Phố cổ Hội An từng là một điểm hẹn nhộn nhịp của tàu thuyền và lái thương khắp thế giới. Khắp các tỉnh thành khác, bạn sẽ bắt gặp các di tích cổ xưa, các khung cảnh thơ mộng, những miếng ghép sống động tạo nên bức tranh di sản Việt Nam.
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.
Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...