Hải Dương không chỉ nổi tiếng với bánh đậu xanh, với những truyền thống anh hùng. Nơi đây còn nổi tiếng với các di tích lịch sử. Đáng chú ý và đặc biệt phải kể đến đó chính là giếng Ngọc.
Giếng Ngọc ở đâu?
Giếng Ngọc là giếng thiêng nằm trong khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc. Khu di tích này thuộc thị xã Chí Linh, Hải Dương. Giếng nằm ở sườn núi Kỳ Lân, dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Trải qua hơn 700 năm lịch sử nhưng nước giếng không bao giờ vơi cạn. Trái lại nước trong xanh như mắt con Kỳ Lân.
Sự tích giếng Ngọc
Theo tích xưa kể lại, giếng là huyết mạch của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc. Nguồn nước của núi Kỳ Lân chảy xuống rồi tụ tại đây. Vào thế kỉ XIII, sư trụ trì chùa Côn Sơn là Huyền Quang Tôn Giả. Sau khi chùa Côn Sơn được xây dựng xong. Sư trụ trì vẫn đau đáu không biết tìm nguồn nước thanh tịnh ở đâu để cúng lễ.
Thế rồi một đêm rằm, trăng soi sáng tỏ, khi đàn lễ Vu Lan Báo hiếu thì sư trụ trì có một giấc mơ kì lạ. Trong giấc mơ Tiên Ông xưng là thần long mạch núi Côn Sơn. Tiên Ông chỉ cho sư tổ Huyền Quang rằng biết ý nguyện của người sau đó dẫn ra sau chùa, chỉ ở phía lùm cây có viên ngọc. Thế nhưng chuông chùa làm sư trụ trì tỉnh giấc.
Sau đó sư đã cùng các tăng ni ra chỗ bụi rậm mà Tiên chỉ. Phát quang chỗ bụi rậm, có một mạch nước trong veo. Nếm thử thì thấy vị ngọt thanh, người uống khoan khoái hơn. Huyền Quang sư tổ đã về tạ ơn trời đất sau đó cho xây, kè thành giếng và đặt tên là giếng Ngọc.
Giếng Ngọc trong nghiên cứu khoa học
Xét về mặt khoa học, theo nghiên cứu cho đến nay giếng có nguồn nước sạch nhất ở Chí Linh. Nước giếng là nguồn nước khoáng thiên nhiên. Nước giếng dùng để phục vụ các dịp lễ tết trong chùa. Hơn nữa theo quan niệm thì khi uống nước giếng này sẽ được bình an, hạnh phúc.
Sau khi vãn cảnh tại chùa Côn Sơn và các di tích khác, du khách tìm đến giếng Ngọc tham quan. Rất nhiều du khách cho biết mặc dù không phải mê tín nhưng sau khi được uống vài ngụm nước giếng thì thấy tinh thần khoan khoái, thoải mái hơn.
Những điều kỳ bí ở giếng thiêng
Mặc dù nằm trên sườn núi. Có độ cao hơn 180 mét so với mực nước biển nhưng giếng lúc nào cũng đầy ắp nước. Nước giếng trong xanh, mát rượi. Đến với nơi đây du khách vừa dâng hương lễ Phật, vừa tham quan thắng cảnh Côn Sơn – Kiếp Bạc. Du khách còn đến để thắp hương nơi đền anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và khu lăng mộ thầy Chu Văn An. Người là một thầy giáo ai ai cũng đều kính trọng, yêu mến.
Điều đặc biệt là mặc dù có những thời điểm giếng bị che lấp nhưng nước giếng không vơi cạn. hơn nữa nước lúc nào cũng trong mát. Nước giếng còn ngọt thanh khiến bao người tới đây đều ngạc nhiên thích thú. Du khách đến đây thường xin nước giếng uống để cầu mong sức khỏe, bình an.
Cần bảo tồn, tôn tạo giếng
Không chỉ mang ý nghĩa về khoa học, giếng Ngọc còn mang giá trị văn hóa tâm linh. Nước giếng được hòa cùng nước hồ Côn Sơn để rước trong lễ Phật Đản. Hiện nay ban quản lý tại nơi đây thường có những chiếc cốc, chậu để du khách dễ dàng uống nước tại giếng.
Giếng Ngọc là nguồn nước quý giá. Vì thế khi đến đây vãn cảnh chùa, tận hưởng không khí thanh mát và xin nước giếng. Du khách hãy chú ý trang phục kín đáo, không ném tiền và các vật thể khác xuống giếng. Nhà nước đã có chủ trương bảo tồn, tu bổ giếng Ngọc. Giếng sẽ được kè và xây dựng sân giếng đáp ứng số lượng du khách mỗi dịp tết đến xuân về.
Nếu đến Hải Dương du khách đừng quên ghé thăm khu du tích Côn Sơn – Kiếp Bạc để cảm nhận sự hào hùng, uy nghi chốn linh thiêng. Hơn nữa du khách hãy tới giếng Ngọc để cảm nhận sự thanh bình nơi đây. Đừng quên xin một ngụm nước giếng để thấy sảng khoái, xua tan đi mệt mỏi. Tuy nhiên giếng Ngọc mang ý nghĩa tâm linh, người đến giếng xin nước uống để cầu may mắn. Còn lời đồn nước giếng Ngọc chữa bách bệnh thì chưa có ai chứng minh.
Nguồn: Sưu tầm internet.