VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Đền Tiên La Thái Bình

Du lịch Đền Tiên La Thái Bình

Xã Đoan Hùng, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình, Việt Nam

Thái Bình là một trong những tỉnh nước ta không nổi bật về du lịch. Những không phải vì thế mà đồng nghĩa là nơi đây không có những điểm du lịch hấp dẫn và thú vị. Đến với Thái Bình, nhất định phải ghé thăm và tìm hiểu về khu di tích đền Tiên La nhé, bạn sẽ có nhiều tìm hiểu bổ ích đó!

 

Được biết đến là một Di tích lịch sử cấp quốc gia, nằm tại thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, đền Tiên La đến nay đã tồn tại hàng ngàn năm. Ngôi đền gắn với một lịch sử hào hùng, nơi đây là đền thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục (hay còn gọi Bát Nàn tướng quân), một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng, đã có công đánh quân xâm lược phương Bắc – Tô Định. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu một chút về lịch sử của ngôi đền này ngay bây giờ nhé!

 

Lịch sử đền Tiên La – Thái Bình

Câu chuyện về đền Tiên La vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay về một nữ tướng xuất sắc mang tên Vũ Thị Thục hay còn thường được gọi là Thục Nương. Bà được sinh ra trong một gia đình làm nghề bốc thuốc, chữa bệnh, lớn lên là một người con gái không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết, văn võ song toàn, giàu lòng nhân ái, yêu nước thương dân.

Đến năm 18 tuổi, Thụ Nương đính hôn với con trai trưởng huyện – Phạm Danh Hương. Trước ngày cưới, Thục Nương đã bị quân lính của Tô Định – lúc bấy giờ là viên quan Thái thú của bọn phong kiến phương Bắc bắt về ép gả cho hắn. Tô Định được biết đến là kẻ vốn tham tiền bạc của cải, háo sắc và lại vô cùng tàn độc. Thục Nương nhất quyết không chịu khuất phục nên nên Tô Định đã tìm cách giết hại cha Thục Nương và Phạm Danh Hương và tìm cách lùng bắt bà về. 

 

đền Tiên LaLịch sử đền Tiên La

 

Biết được việc làm đó, Thục Nương được dân làng giúp đỡ chạy thoát, tìm đường ra bờ sông, chèo thuyền vài ngày ròng rã thì tới được vùng đất Đa Cương, tìm tới đền Tiên La nương nhờ cửa Phật. Tại đây, bà đã chiêu binh mãi mã để khởi nghĩa chống lại quân xâm lược phương Bắc với 4 chữ vàng “Bát Nạn tướng quân” để trả thù cho cha và người dân vô tội. 

Từ đó, nghĩa quân do bà lãnh đạo ngày càng lớn mạnh, cùng lúc đó, bà nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hóc Môn, ngay lập tức Thụ Nương đã đem quân hợp sức với Hai Bà Trưng để đánh bại quân địch. Thục Nương được phong làm Đông Nhung Đại Tướng Quân. Ngay lúc đó nhà Hán đã sai Mã Viện sang đánh chiếm lại nước ta một lần nữa. Giặc mạnh, binh yếu, đến cuối năm 43, nghĩa quân của ta thất bại nặng nề, Hai Bà Trưng đã hy sinh anh dũng. Thục Nương cùng nghĩa quân lui về cố thủ tại Tiên La. Nhưng bị đánh bại và vây ép đến cùng, ngày 17 tháng 3 năm 43, bà đã rút gươm tự tiết tại gò Kim Quy bên dòng sông Tiên Hưng. Nhân dân thương tiếc đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của bà. 

 

Khám phá đền Tiên La – Thái Bình

Được xây dựng trên gò Kim Quy với diện tích lên đến hơn 6.000m2, đền Tiên La có cấu trúc “tiền nhất – hậu đinh” theo đúng kiểu cổ từ cột, kèo đến vòm mái uốn cong mang dáng hình con rồng bay lên. Đền có ba tòa điện chính đó là: Đại Bái (Tiền tế), Trung tế và Hậu điện. Các tòa điện bái đường hay thượng điện được xây dựng bằng gỗ tứ thiết, trạm trổ công phu các hình long – lân – quy – phượng, xen kẽ đó là các hình thông – trúc – cúc – mai. 

 

đền Tiên LaKhám phá đền Tiên La – Thái Bình

 

Sau nhiều lần tu sửa, đền được mở rộng với quy mô lớn cùng với đó là nhiều công trình như cổng đền, toàn tiền tế, tòa trung tế hay thượng điện đều được trùng tu, tu sửa. Nơi đây còn lưu giữ được rất nhiều những đồ tế quý có giá trị thẩm mỹ và giá trị vô cùng lớn từ thời Lê, cùng các bia đá, chuông lớn có giá trị quý giá. Chính vì thế à ngày nay, đền Tiên La là một trong những địa điểm .

Đến đền Tiên La, bạn đừng quên ghé thăm Gác chuông – một công trình nghệ thuật bằng gỗ với kiến trúc vô cùng đẹp mắt tại đây. Gác chuông cao hơn 11 mét với 3 tầng mái. Khung gác chuông được làm bằng gỗ, liên kết với nhau bằng mộng, tạo cho mái ngói hình dạng uốn cong dáng vẻ thanh thoát và nhẹ nhàng.

 

den_tien_laGhé thăm gác chuông tại đền Tiên La

 

Gác chuông này được dựng trên một nền gạch vuông vắn. Tháp chuông có 4 tầng, tầng một có treo một khánh đá cao hơn 1,2 mét, tầng hai có một quả chuông đồng lớn cao 1,3 mét với đường kính 1 mét. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 mét với đường kính 0,69 mét.

 

Lễ hội đền Tiên La – Thái Bình

Hàng năm, cứ đến ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch hàng năm, nơi đây tổ chức lễ hội đền Tiên La để tưởng nhớ công ơn của Bát Nạn tướng quân thu hút được đông đảo du khách khắp các nơi tới dự. Ngày hội chính diễn ra vào ngày 17 trùng với ngày sinh của bà. 

Tham gia lễ hội có rất nhiều những trò chơi dân gian như múa sư tử, múa rồng, chọi gà, đấu vật,… hay những trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như sáo trúc, đánh đáo, rước kiệu,… 

 

đền Tiên LaLễ hội đền Tiên La luôn thu hút đông đảo du khách tứ phương

 

 

Đền Tiên La – Thái Bình mang những đặc trưng tiêu biểu của nền văn hóa đồng bằng sông Hồng với những nét đẹp truyền thống riêng có của vùng quê Thái Bình. Đến nơi đây, bạn không chỉ được thư thái với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng yên bình mà có thể cầu bình an cho gia đình và người thân. Chắc hẳn đây sẽ là điểm dừng chân hấp dẫn với bạn trong hè này đấy!

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.