Phá Tam Giang ở đâu mà ai đi đến Huế cũng muốn ghé thăm một lần? Đây là đầm nước lợ lớn nhất Đông Nam Á và cũng là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất đất cố đô mà du khách không nên bỏ lỡ.
Nếu có dự định đi du lịch Huế, chắc hẳn bạn đã được “rỉ tai” về phá Tam Giang. Vậy phá Tam Giang ở đâu, có sức hấp dẫn như thế nào? Cùng Vinpearl khám phá những điều thú vị riêng có của vùng đất mới lạ này bạn nhé!
1. Phá Tam Giang thuộc tỉnh nào? Đôi nét về phá Tam Giang
1.1. Phá Tam Giang ở đâu?
Phá Tam Giang Huế ở đâu? Đây là một hệ thống đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích rộng khoảng 52km2, được biết đến là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Phá Tam Giang Huế map trải dài trên địa phận của 4 huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phá Tam Giang nhìn từ trên cao (Ảnh: sưu tầm)
Phá Tam Giang cách thành phố Huế bao xa? Khoảng cách từ khu đầm phá tới trung tâm thành phố Huế là khoảng 30km. Địa điểm du lịch Huế này đang ngày càng thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, bình yên và lãng mạn.
1.2. Lịch sử phá Tam Giang Huế
Bạn có thắc mắc tại sao gọi là phá Tam Giang, phá Tam Giang nghĩa là gì? Xưa kia, phá Tam Giang cùng với cửa Thuận An và sông Hương là đường thủy chính để lên kinh thành Huế. Ai muốn lên kinh đều phải vượt phá.
Xưa kia nơi đây có sóng to gió lớn, nay sóng nước đã hiền hòa hơn (Ảnh: sưu tầm)
Theo giới thiệu về phá Tam Giang, đây là nơi giao nhau của các con sông đổ ra biển. Vì cửa ra biển hẹp nên có nhiều xoáy nước, nếu gặp sóng to gió lớn sẽ dễ gây lật thuyền. Về sau, vào thời nhà Nguyễn, có một vị quan tên là Nguyễn Khoa Đăng đã cho quân lính phá đáy nước, mở rộng cửa ra biển. Từ đó, những tai nạn đắm thuyền, lật tàu đã giảm hẳn.
1.3. Giá vé tham quan phá Tam Giang Huế
Theo review phá Tam Giang thì du khách đến tham quan nơi đây sẽ không mất vé. Tuy nhiên, bạn sẽ mất phí nếu có nhu cầu dùng các dịch vụ sau:
Chèo SUP trên phá Tam Giang – trải nghiệm mọi du khách nên thử (Ảnh: sưu tầm)
- Thuê xe máy Huế: Khoảng 120.000 – 150.000 VNĐ/ngày
- Chèo SUP trên phá Tam Giang: Khoảng 100.000 VNĐ/người
- Thuê đò: Tùy theo giá của địa phương
1.4. Phá Tam Giang ở đâu? Đường đi phá Tam Giang Huế thế nào?
Nếu thắc mắc phá Tam Giang ở đâu, nên đi như thế nào thì bạn có thể học kinh nghiệm phượt Huế của các tín đồ du lịch rồi đi đến khu đầm phá theo 2 tuyến đường sau:
Tuyến 2 – đi theo quốc lộ 49B (Ảnh: sưu tầm)
- Tuyến 1: Từ đường Lê Duẩn (gần Đại Nội Huế) bạn đi thẳng rồi rẽ trái vào đường Huỳnh Thúc Kháng, đi thẳng tới làng cổ Bao Vinh thì theo biển chỉ đường đi đến thị trấn Sịa. Từ thị trấn Sịa, bạn theo hướng dẫn chỉ đường để đi đến bến đò Cồn Tộc. Ở đây, bạn có thể lên đò đi tham quan phá Tam Giang;
- Tuyến 2: Từ trung tâm thành phố Huế, bạn theo đường đi ra bãi biển Thuận An. Từ đây, bạn hỏi người dân đường ra quốc lộ 49B, đi thẳng sẽ thấy biển chỉ tiếp đi tới cầu Tam Giang và phá Tam Giang.
2. Những điểm du lịch phá Tam Giang Huế hot nhất
Phá Tam Giang có gì chơi? Cùng khám phá ngay những tọa độ du lịch cực ấn tượng tại phá Tam Giang:
2.1. Hoàng hôn và bình minh diễm lệ ở phá Tam Giang Huế
Dễ thấy mọi tour phá Tam Giang Huế đều có hoạt động ngắm bình minh và hoàng hôn trên khu đầm phá. Nếu chỉ có một ngày ở Huế, bạn có thể đến đây vào buổi chiều hôm trước để kịp ngắm hoàng hôn rồi ngủ lại đến sáng hôm sau và chiêm ngưỡng bình minh lên trên phá Tam Giang. Đây sẽ là trải nghiệm không thể nào quên trong hành trình khám phá bản đồ du lịch Huế của mọi du khách.
Ngắm hoàng hôn trên phá Tam Giang (Ảnh: sưu tầm)
2.2. Đầm Chuồn phá Tam Giang ở đâu?
Đầm Chuồn là một địa điểm check-in sống ảo nổi tiếng ở Huế. Vào mỗi thời điểm trong ngày, đầm chuồn lại khoác lên mình những vẻ đẹp riêng, khi thì bình yên, lãng mạn khi thì rực rỡ, hút mắt. Về đầm Chuồn khoảng tháng 4 – tháng 7, bạn sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nức của mùa đánh bắt thủy hải sản và tham gia vào lễ hội Tổ làng Chuồn ngày 15 – 17/7 âm lịch vô cùng đặc sắc.
Đầm Chuồn – tọa độ check-in bạn không nên bỏ lỡ (Ảnh: sưu tầm)
2.3. Làng chài Thái Dương Hạ phá Tam Giang ở đâu?
Đến phá Tam Giang, bạn đừng quên ghé qua làng chài Thái Dương Hạ. Ngay từ đầu bến, du khách sẽ được ngắm toàn cảnh khu chợ nhộn nhịp trên phá với những chiếc thuyền nhỏ buôn bán đủ thứ hàng hóa. Chiều về, nơi đây lại nô nức đón những chiếc ghe thuyền trở về sau một ngày đánh bắt thủy – hải sản.
Người dân làng chài Thái Dương Hạ vẫn miệt mài mưu sinh (Ảnh: sưu tầm)
Đến Thái Dương Hạ, du khách còn có thể ghé thăm đình làng Thái Dương Hạ với kiến trúc uy nghi, cổ kính; chùa Trấn Quốc – ngôi chùa đẹp và cổ nhất phá Tam Giang,…
2.4. Rừng ngập mặn Rú Chá – phá Tam Giang ở đâu?
Nếu bộ nhớ điện thoại đã bị đầy hình ảnh đầm phá Tam Giang thì bạn nên “dọn dẹp” một chút để còn có chỗ cho những bức ảnh check-in siêu chất tại rừng Rú Chá. Đây là một khu rừng nguyên sinh hoang sơ với hệ thống sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng.
Rừng Rú Chá đẹp nên thơ mà rất đỗi bình dị (Ảnh: baothuathienhue.vn)
Ghé thăm nơi đây, du khách sẽ được tận hưởng những phút giây thư giãn trong không gian thoáng mát, yên bình giữa màu xanh ngắt của các loại cây ngập mặn như sú, mắm, vẹt,… Và cũng như biển Thuận An Huế với nguồn hải sản phong phú, rừng Rú Chá có rất nhiều đìa nuôi tôm cá đủ để làm hài lòng mọi du khách đam mê ẩm thực.
3. Đặc sản phá Tam Giang Huế
Ở bất kỳ đâu tại Huế, bạn đều có thể thưởng thức các món đặc sản Huế. Nhưng khi đến phá Tam Giang, bạn hãy nếm thử các món thủy – hải sản.
Chính người dân xứ Huế còn có câu hát “Cá Tam Giang là cá vua ăn” ý chỉ vị ngon của các loại tôm, cá nơi đây. Những loại cá ngon nức tiếng ở đầm phá Tam Giang là cá dầy, cá dìa, cá hanh, cá mú, cá nâu, cá đối, cá vược, cá kình,… Các món ăn tuy dân dã nhưng lại mang đậm phong vị hương đồng cỏ nội, gần gũi và đong đầy tình cảm của người Huế thân thiện, mến khách.
Bánh khoái cá kình – món đặc sản trên phá Tam Giang (Ảnh: sưu tầm)
Đến đây, chắc hẳn bạn đã tự trả lời được cho câu hỏi phá Tam Giang ở đâu, vì sao nơi này lại có sức hấp dẫn đến vậy? Nếu có dịp ghé thăm vùng quê sông nước này, hãy thỏa sức chiêm ngưỡng cảnh sắc mộc mạc, yên bình và thưởng thức những món ăn đặc sản thơm ngon bạn nhé!
Nguồn: Sưu tầm internet.