Tám di sản thế giới UNESCO trải dài khắp Việt Nam. Mỗi nơi lại mang đến những góc nhìn thú vị về đời sống địa phương và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Hoàng Thành và các lăng tẩm Huế đưa bạn về với triều Nguyễn đầy những thăng trầm. Phố cổ Hội An từng là một điểm hẹn nhộn nhịp của tàu thuyền và lái thương khắp thế giới. Khắp các tỉnh thành khác, bạn sẽ bắt gặp các di tích cổ xưa, các khung cảnh thơ mộng, những miếng ghép sống động tạo nên bức tranh di sản Việt Nam.
Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Ẩm thực chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt và đặc trưng của từng quốc gia trên thế giới. Nếu như khi nhắc đến sushi mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đến Nhật Bản, món kimchi gắn liền với Hàn Quốc, Thái Lan với món ăn nổi tiếng như tomyum, xôi xoài thì khi nhắc đến Việt Nam chắc chắn du khách sẽ không thể nào bỏ qua được món phở, bánh mì, bánh xèo, bún nem cua bể.
Dân tộc Việt Nam hay người Việt Nam (đôi khi gọi ngắn gọn là người Việt) là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai...