VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Chợ tình Khâu Vai

Du lịch Chợ tình Khâu Vai

Xã Khâu Vai, Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang, Việt Nam

Chợ tình Khau Vai là một lễ hội được tổ chức ở bản Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang.

tour du lịch hà giang
Đèo Mã Pí Lèng nơi núi rừng Hà Giang

Nếu đi tự túc, từ Hà Nội lên Hà Giang tầm 320km, rồi đi tiếp 170km nữa đến Mèo Vạc. Có thể đi theo 2 tuyến đường:

  • Từ Hà Nội đi cao tốc Nội Bài – Lào Cai (đường chỉ dành cho ô tô). Đến Vĩnh Phúc -> Việt Trì -> Phú Thọ -> Tuyên Quang. Từ Tuyên Quang đi theo Quốc Lộ 1 đến Hàm Yên -> Bắc Quang -> Vị Xuyên -> Hà Giang. Từ TP Hà Giang đi tiếp đến Tam Sơn -> Yên Minh -> ngã ba Sủng Là, Phó Bảng -> ngã ba Sà Phìn ->  Lũng Cú -> Cột cờ Lũng Cú -> phố cổ Đồng Văn -> đèo Mã Pí Lèng -> Mèo Vạc.
  • Từ Hà Nội đi Láng – Hòa Lạc hướng Đại Lộ Thăng Long (có đường cho cả xe máy, ô tô) -> hướng Quốc Lộ 21 lên Sơn Tây -> Sơn Tây đi qua cầu Trung Hà -> Cổ Tiết -> cầu Phong Châu -> đi đường 32 -> đến Phú Thọ rẽ trái đi Quốc Lộ 2 -> chạy thẳng vào vòng xuyến Quốc Lộ 2C -> Hàm Yên -> Tuyên Quang. Sau đó đi theo tuyến như ở trên là đến Mèo Vạc, Hà Giang.
du lịch hà giang

Nếu bạn đi bằng xe khách liên tỉnh thì có thể đến bến xe Mỹ Đình. Mỗi ngày đều có chuyến vào cả sáng, chiều, tối. Giá vé 130.000 – 150.000đ với ghế ngồi. Xe giường nằm đi đêm giá 180.000đ/người nhưng chạy đêm thì bạn sẽ không được ngắm cảnh 2 bên đường.
Nếu những phương án trên quá phức tạp, bạn có thể chọn hành trình tour Hà Giang từ Hà Nội để được lo trọn gói từ chỗ ăn, chỗ ngủ, vé các cảnh điểm tham quan, và xe đưa đón cùng hướng dẫn viên theo suốt hành trình để giúp bạn hiểu rõ hơn về vùng núi hùng vĩ này.

 

Chợ tình Khau Vai tổ chức khi nào?

du lịch Hà Giang

Các lễ hội vùng cao thường được tổ chức vào mùa xuân, khi nông nhàn hơn, người dân thường tổ chức các nghi lễ để cầu mưa thuận gió hòa cho cả năm đó. Chợ tình Khau Vai cũng vậy. Cứ thông lệ 27/3 Âm lịch hàng năm là chợ họp. Truyền thống này đã có gần 100 năm nay từ các nguồn tư liệu ghi rằng chợ bắt đầu từ năm 1919. Trước đây chợ chỉ họp đúng 1 ngày 27/3 Âm lịch nhưng hiện nay do kết hợp cùng các hoạt động văn nghệ, quảng bá văn hóa địa phương nên thường được tổ chức khoảng 3 ngày, thích hợp cho du khách đi tour du lịch Hà Giang muốn đến khám phá tìm hiểu.

 

Nguồn gốc chợ tình Khau Vai

Từ ‘Khau Vai’ trong tiếng Tày – Nùng nghĩa là ‘đèo gai’. Nhưng nhiều tư liệu dùng chệch thành ‘Khâu Vai’. Khách đi du lịch Hà Giang còn gọi đùa đây là chợ Phong Tình.

Nguồn gốc của chợ phiên này bắt đầu từ truyền thuyết về chàng Ba người dân tộc Nùng và nàng Út người dân tộc Giáy. Họ yêu nhau say đắm nhưng do không cùng dân tộc, không cùng tổ tiên hay phong tục tập quán. Hơn nữa chàng lại là con nhà nghèo còn nàng là con gái tộc trưởng người Giáy. Bởi vậy mối tình của 2 người bị ngăn cấm.

tour hà giang từ hà nội

Họ đã đưa nhau lên hang trên núi Khau Vai để trốn, sống qua ngày. Vậy nhưng ở dưới bản, họ hàng tộc cô Út vác cung vác nỏ sang mắng chửi nhà trai đã đem cô bỏ nhà đi. Nhà trai cũng mang gậy, mang dao ra đánh chửi nhà gái. Từ hang trên núi, 2 người thấy cảnh họ hàng vì mình mà đâm chém nhau, họ đau lòng mà đành chia tay, trở về làm tròn bổn phận với gia tộc. Trước khi chia tay họ hẹn 27 tháng 3 hàng năm sẽ lại đến Khau Vai hát cho nhau nghe, tâm sự về những chuyện xảy ra trong suốt một năm xa cách. Ở bên nhau hết đêm, ngày hôm sau họ sẽ lại về với cuộc sống thường ngày. Đến khi già, ngày cuối đời họ lại đến đây, ôm chặt lấy nhau, cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Ngày họ ra đi cũng là 27 tháng 3. Dân làng thương tiếc về mối lương duyên trắc trở này nên đã dựng lên 2 miếu thờ Ông, thờ Bà và lấy ngày này làm ngày họp chợ cho các đôi trai gái lỡ duyên.

 

Chợ tình Khau Vai có hoạt động gì?

Ban đầu chợ không phải để buôn bán sản phẩm gì, mà chỉ là nơi người ta tìm đến với nhau. Những người này có thể xa nhau do tình duyên trắc trở, gia đình ngăn cấm, hoặc những lý do khác mà không thể đến được với nhau, mỗi người đều ôm một đoạn tâm tư không dứt như truyền thuyết về đôi trai gái năm xưa. Bởi vậy ngày này là để họ có thể tâm sự hàn huyên sau một hoặc nhiều năm xa cách, thông báo tình hình hiện tại của nhau. Những đoạn tình đứt quãng này đều là quá khứ của mỗi người. Thế nên những người đã lập gia đình đến đây, vợ không ghen, chồng không ghen. Họ tôn trọng nhau, tôn trọng quá khứ của nhau, coi đấy là trách nhiệm đối với đời sống tinh thần của nhau. Hết phiên chợ, họ lại quay về cuộc sống thường ngày, hẹn đến chợ năm sau lại tới.

tour hà giang 3 ngày 2 đêm

Đây chính là nét đẹp văn hóa mộc mạc, giản dị của chợ tình Khau Vai. Dù hiện nay có nhiều hàng quán ‘ăn theo’ phiên chợ, khiến nó dần bị thương mại hóa nhưng bản chất của phiên chợ vẫn rất thu hút khách tour Hà Giang đến tìm hiểu văn hóa.

Cũng do bản sắc ca ngợi tình yêu lứa đôi trong sáng này mà chợ tình Khau Vai giờ được tổ chức như một lễ hội, một sản phẩm du lịch cho du khách đến tham quan. Mà mỗi lễ hội đều sẽ có phần Lễ và phần Hội.

Phần Lễ của chợ tình, người dân Khau Vai sẽ dâng lễ lên miếu Ông, miếu Bà như để nhớ về nguồn cội, những người khai đất khai hoang ra bản làng Khau Vai và để tôn vinh tình yêu lứa đôi. Già làng làm chủ lễ sẽ dâng hương xin phép bắt đầu lễ hội.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.