VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Chùa Quan Âm – Đà Nẵng

Du lịch Chùa Quan Âm - Đà Nẵng

Chùa Quan Âm là một trong những ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở Đà Nẵng. Với phong cảnh hữu tình, nơi đây đem lại cho du khách cảm giác thật bình an, thanh tịnh.

chùa Quan ÂmChùa Quan Âm lưng tựa núi Kim Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

Giữa những xô bồ hối hả cuộc sống, bạn có thể tìm cho mình một không gian yên bình ở chùa Quan Âm để thành tâm cầu nguyện. Ngôi chùa linh nghiệm lắm, bởi vậy nếu có dịp du lịch Đà Nẵng bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm nơi đây. Biết đâu những mong muốn, ước vọng của bạn sẽ trở thành hiện thực.

1. Chùa Quán Âm ở đâu? (Chùa Quan Âm)

Được thành lập vào năm 1957, – một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn nổi tiếng. Chùa tọa lạc uy nghiêm ở số 48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

chùa Quan ÂmChùa Quan Âm là điểm đến tâm linh của hàng vạn du khách, Phật tử (Ảnh: Sưu tầm)

Tới ngôi chùa nổi tiếng Đà Nẵng này, bạn sẽ được nghe kể câu chuyện ly kỳ về giấc mơ của hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Trong giấc mơ của mình, cố hòa thượng đã thấy Ngài Quán Thế Âm ứng hiện ở nơi động thiêng. Và theo đó, vị hòa thượng này đã tìm thấy ngôi thạch động tự nhiên có tôn tượng Quan Âm. Kể từ đó, ngôi chùa Quan Âm đã được hình thành nên.

2. Tham quan chùa Quan Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng có gì đặc biệt?

Nếu chưa biết nên đi chùa nào ở Đà Nẵng thì chùa Quan Âm là điếm đến du khách không nên bỏ lỡ. Không chỉ nổi tiếng về sự linh thiêng, chùa Quan Âm còn đặc biệt ấn tượng trong những ngôichùa Đà Nẵng bởi vẻ đẹp thiên nhiên, non nước hữu tình khiến bất kỳ ai đến đây cũng nhớ mãi không quên.

2.1. Vãn cảnh khuôn viên chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

Du khách đến dâng hương, hành lễ và du lịch chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng sẽ cảm thấy vô cùng choáng ngợp bởi khuôn viên rộng rãi, xanh mát ngay khi bước vào cửa chùa. 

chùa Quan ÂmDu khách đến dâng hương, hành lễ và du lịch chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng (Ảnh: Sưu tầm)

Đặc biệt, trong khuôn viên chùa có tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm vô cùng đặc sắc. Tiếp tục đi vào bên trong sẽ tới khuôn viên phía sau – là nơi nghỉ chân, vãn cảnh cho tăng ni, phật tử và du khách. Khuôn viên nhìn ra dòng sông Cổ Cò xanh mát, thơ mộng khiến cho du khách cảm thấy như đang hòa mình với thiên nhiên nơi đây.

chùa Quan ÂmTượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm (Ảnh: Sưu tầm)

2.2. Động Quan Âm – hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn

Động Quan Âm được biết đến như một cảnh đẹp lạ lùng mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho thành phố biển xinh đẹp này. Động Quan Âm kỳ vĩ, huyền bí và mang đậm những đặc trưng của hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn.

chùa Quan Âm Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm – tuyệt tác của thiên nhiên Ngũ Hành Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

Trong động có nhiều thạch nhũ với màu sắc khác nhau, càng đi vào sâu du khách sẽ càng cảm nhận thấy bầu không khí mát lạnh lan tỏa ra. Và còn ấn tượng hơn bởi khi vào động du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm lấp lánh như một một tuyệt tác của tạo hóa.

2.3. Pháp Hội Đường – Nơi quy tụ hàng trăm hiện vật cổ về Phật giáo

Pháp Hội Đường có bảo tàng Phật Giáo – hiện là nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật cổ về Phật Giáo ở nước ta. Bên trong Pháp Hồi Đường là nơi các tín đồ, tăng ni, phật tử và du khách thờ cúng, hành lễ. 

chùa Quan ÂmNhìn từ xa Pháp Hội Đường trông nguy nga, tráng lệ (Ảnh: Sưu tầm)

Đến đây, du khách không những được tìm hiểu về những giá trị văn hóa tâm linh Phật giáo mà còn là nơi để mỗi người có thể tìm thấy sự bình an, thanh tịnh trong tâm hồn mình.

2.4. Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm

Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm là bức tượng thiên tạo ứng linh trong câu chuyện ly kỳ về giấc mơ của hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Chính bởi sự nhiệm mầu, linh thiêng ấy mà bất kỳ ai đến lễ Phật, tham quan chùa Quán Thế Âm đều ngưỡng mộ và một lòng kính tin. 

chùa Quan ÂmTượng Phật uy nghiêm tại lễ hội (Ảnh: Sưu tầm)

Năm 2020, chùa Quan Âm đã phát nguyện kiến tạo một tôn tượng Quán Thế Âm lộ thiên bằng chất liệu pha lê có chiều cao từ 12 – 25m để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lễ hội của các tăng ni, phật tử cũng như đông đảo du khách thập phương. Chắp tay cầu nguyện dưới tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm để tỏ lòng thành kính, bạn sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng, yên bình hơn.

2.5. Lễ hội chùa Quan Âm Đà Nẵng

Đây là lễ hội dân gian mang đậm tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, bao gồm phần lễ và phần hội.

chùa Quan ÂmLễ hội chùa Quan Âm được công nhận là di sản văn hóa  phi vật thể quốc gia (Ảnh: VnExpress)

2.5.1. Phần lễ

Được tổ chức trang trọng, linh thiêng bao gồm:

  • Lễ rước ánh sáng diễn ra vào tối ngày 18 âm lịch, gồm có: rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng. Theo quan niệm của Phật giáo, lễ rước ánh sáng chính là để cầu mong ánh sáng của trí tuệ sẽ soi đường, dẫn lối cho mỗi chúng ta.
  • Lễ khai kinh được diễn ra vào sáng sớm ngày 19. Đây là nghi lễ cầu cho đất nước thái bình, hưng thịnh, nhân dân được ấm no, an lành và hạnh phúc. 
  • Lễ trai đàn chẩn tế để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh sẽ được tổ chức vào buổi sáng ngày 19.
  • Lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quan Thế Âm và dân tộc được tổ chức vào sáng ngày 19.
  • Lễ rước tượng Quan Thế Âm diễn ra vào khoảng 10h sáng ngày 19. Nghi lễ cầu bình an, cầu thuận lợi cho đồng bào, ngư dân đi biển, đi làm trên sông nước.

chùa Quan ÂmHình tượng Phật bà Quán Thế Âm được hóa trang đi ngay sau kiệu (Ảnh: VnExpress)

2.5.2. Phần hội

  • Nếu có dịp tham gia lễ hội chùa Quan Âm chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm vô cùng khó quên đối với du khách. Lễ hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa – thể thao đặc sắc như: thả đèn trên sông, đua thuyền trên sông Cổ Cò, thi cờ, múa tứ linh, hội thi nấu ăn chay, hát tuồng, hát dân ca,…

chùa Quan ÂmHàng năm, lễ hội chùa Quan Âm thu hút hàng vạn tăng ni, Phật tử, nhân dân và du khách thập phương (Ảnh: VnExpress)

Lễ hội chùa Quan Âm không chỉ đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng lễ bái của đồng bào theo đạo Phật mà còn là sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.

3. Hướng dẫn cách đi đến chùa Quan Âm dãy Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Để di chuyển tới chùa Quan Âm, du khách có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau như taxi, ô tô, xe máy,… Chùa nằm trên đường Sư Vạn Hạnh là tuyến đường rộng rãi và khá thuận tiện khi di chuyển.

Quãng đường , mất tầm 22 phút lái xe. Nếu xuất phát từ các điểm khác nhau trong thành phố, bạn có thể sử dụng Google Maps để định vị vị trí và lựa chọn hướng đi nhanh nhất cho mình.

chùa Quan ÂmSơ đồ đường đi đến chùa Quan Âm Đà Nẵng (Ảnh: Google Maps)

 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.