Chùa Sùng Khánh Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử
Chùa Sùng nhiều lần bị đổ nát, tượng Phật và đồ thờ tự bị mai một. Duy 2 tấm bia đá và 1 quả chuông đồng còn trường tồn với thời gian. Trong đó đáng chú ý nhất là bảo vật quốc gia – tấm bia dựng dưới triều vua Trần Dụ Tông vào năm 1367. Bia đặt tương xứng trên lưng rùa đá.
Trán bia được bao bọc trong băng trang trí độc đáo hình cánh cung chia làm ba ô:
- Ô chính giữa khắc hình Phật bà A Di Đà ngự trên tòa sen hai tầng cánh. Mỗi bên có một đệ tử đứng chầu tay chắp trước ngực.
- hai ô đối xứng bên cạnh khắc hai con rồng đang bay, đầu nghển cao hướng tới tòa sen.
Theo các nhà nghiên cứu, trán bia này là một tổ hợp trang trí đặc biệt. Chưa từng thấy trên bất cứ tấm bia nào khác hiện đã được biết đến ở nước ta.
Chùa Sùng Khánh hiện nay
Được nhân dân nơi đây và người hành hương thập phương người góp công người góp của xây dựng vào năm 1989. Tọa lạc trên nền ngôi chùa cũ nhưng nhỏ và thấp hơn.
Với kiến trúc đơn giản, chùa Sùng Khánh được xây dựng theo hình chữ “Nhất”, chỉ có một gian chánh điện với diện tích 26m2, cao 4,3m. Chùa có một cửa chính và hai cửa phụ hai bên, vách gạch, lợp ngói và có tường bao. Cửa chính đi vào là nơi thờ phật được xây dựng bệ để đặt một số đồ thờ. Trên bệ thờ có treo một bức tranh hình phật bà Quan Âm thay cho tượng phật.
Phía bên trái bệ thờ là tấm bia đá nơi ghi công lao của những người đã góp công xây dựng ngôi chùa Sùng Khánh này. Bia mang giá trị kiến trúc cao bởi những kiến trúc, hoa văn chạm khắc độc đáo. Bia có chiều cao 0,09m, rộng 0,05 và trên bia có chạm khắc hình lưỡng long chầu Phật Bà Quan Âm. Trên mặt bia được khắc văn bia do Phụng Độc Học Sinh, Thứ Sử trục thư Tạ Thúc Ngao soạn vào tháng 3 năm 1367.
Ngoài bia đá, chùa Sùng Khánh còn có treo một quả chuông đúc vào năm trùng tu chùa, thời hậu Lê (1705), chuông được treo bên phải của bệ thờ. Chuông có chiều cao 0,90m, viền miệng chuông được chạm khắc rất nhiều hoa văn tinh xảo.
Vào ngày mùng 3, mùng 4 tết hàng năm, bà con các dân tộc trong vùng lại tụ họp về đây mở hội vui xuân. Người dân tổ chức rất nhiều các trò chơi mang bản sắc dân tộc cổ truyền của địa phương: ném còn, kéo co, vừa đan xen một số trò chơi thể thao hiện đại như bóng chuyền, bóng đá, tạo nên không khí vô cùng vui tươi, nhộn nhịp.
Chùa Sùng Khánh được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia và là điểm du lịch hấp dẫn
Năm 1993, chùa Sùng Khánh được xếp hạng di tích lịch sử.
Đến năm 1999 chùa được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Được sự cho phép của UBND tỉnh Hà Giang.
Năm 2008 chùa Sùng Khánh đã nhận được 6 bức tượng phật do phật tử ở Hà Nội cung hiến. Bảo tàng tỉnh Hà Giang cùng phòng Văn hóa Thông tin huyện Vị Xuyên. Kết hợp với UBND xã Đạo Đức đã tổ chức lễ rước và an vị các bức thượng phật vào di tích lịch sử chùa Sùng Khánh.
Chùa Sùng Khánh là điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Bởi ngôi chùa này có vị thế khá đẹp với lưng tựa vào dãy núi thấp. Mặt chùa quay về hướng Đông có cánh đồng rộng và dòng suối Bích chảy qua làm yếu tố minh đường. Hai ngọn núi theo thế rồng chầu, hổ phục. Xa xa phía trước mặt là dòng sông Lô uốn mình cùng với quốc lộ 2 chạy ngang qua.
Chùa Sùng Khánh mang giá trị lịch sử cao với những di tích lịch sử, kiến trúc độc đáo. Đã và đang trở thành điểm đến tâm linh thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
Nguồn: Sưu tầm internet.