Giới thiệu về đỉnh Pu Si Lung
Đỉnh Pu Si Lung là ngọn núi nằm sát đường biên giới Việt – Trung, nằm gần với mốc biên giới số 42 thuộc địa phận xã Pa Vệ Sử – Mường Tè (Lai Châu). So với Phan xi Păng (3143m) và Pu Ta Leng (3049m), độ cao của Pu Si Lung xếp hàng thứ 2 (3083m).
Tuy nhiên, Pu Si Leng là đỉnh núi khó chinh phục nhất vì hành trình lên đỉnh núi quá dài và là đỉnh núi cao nhất án ngữ nơi biên cương Tổ quốc. Đây cũng là đỉnh núi hoang sơ và quyến rũ nhất trong số các đỉnh núi cao của Tây Bắc. Tính từ điểm xuất phát đồn biên phòng Pa Vệ Sử lên tới đỉnh Pu Si Lung, người leo núi phải vượt 48km đường rừng (cả đi lẫn về).
Cảnh hùng vĩ của đỉnh Pu Si Lung: Ảnh: @phuottv |
Bởi vị trí địa lý và vai trò đặc biệt nên để trekking cung đường đến đỉnh Pu Si Lung du khách cần đến xin phép tại Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu, sau đó giấy sẽ được trình báo ở đồn biên phòng xã Pa Vệ Sử. Đồn này sẽ cho người dẫn du khách đến núi.
Quả thật không nói ngoa khi Lai Châu là một trong những nơi sở hữu nhưng ngọn núi cao chót vót, nằm trong top các đỉnh núi cao nhất Việt Nam, ngoài ra cảnh quan nơi đây còn rất đa dạng với cảnh quan cây bụi, tô điểm thêm với hoa đỗ quyên, hoa phong lan,… Với vẻ đẹp hoang sơ nơi rừng rậm khiến nhiều người mê đắm và coi đây là động lực để có thể khám phá và chinh phục đỉnh Pu Si Lung.
Mây trắng bao phủ đỉnh Pu Si Lung. Ảnh: @hachi8 |
Suốt hành trình trèo đèo, băng rừng, vượt suối chinh phục đỉnh Pu Si Lung, người leo núi phải trải qua muôn vàn gian nan giữa núi non trùng điệp. Khó khăn là vậy, nhưng khi đã đặt chân lên đỉnh núi lại vô cùng tự hào và sung sướng vì đã vượt lên chính mình, khẳng định mình giữa thiên nhiên bao la.
Trong suốt hành trình chinh phục đỉnh Pu Si Lung du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên thật đẹp, thật thơ mộng, thật hữu tình của những đồi lau, đồi hoa trắng toát từ thân đến ngọn. Hoa leo phủ trắng cả vạt rừng, hoa đỗ quyên, khu rừng phong, khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng, thân cây đều phủ trên mình một màu xanh ma mị của rêu phong. Bên cạnh đó, tiếng chim hót líu lo, tiếng suối róc rách, bầu không khí trong lành tất cả tạo cho Pu Si Lung thật lung linh, huyền ảo, thơ mộng đẹp ngoài sức tưởng tượng.
Thời điểm trekking đỉnh Pu Si Lung
Mùa hè luôn là thời điểm khám phá đỉnh Pu Si Lung lý tưởng nhất |
Thời điểm thích hợp nhất để khám phá và chinh phục đỉnh Pu Si Lung là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Du khách nên đến với ngọn đỉnh Pu Si Lung vào mùa xuân. Khi ấy bức tranh thiên nhiên sẽ rực rỡ với muôn ngàn sắc hoa. Cây cối đâm chồi nảy lộc cùng với hoa lá đua nhau khoe sắc.
Ngoài ra, du khách có thể đi trekking vào mùa hè, thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Đây cũng là khoảng thời gian các loại hoa rừng đua nở, phong cảnh trên núi rất đẹp. Vào mùa hè du khách sẽ tránh được những cơn mưa rừng bất chợt, cung đường leo núi cũng sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn.
Hướng dẫn cách di chuyển đến đỉnh đỉnh Pu Si Lung
Xe di chuyển Hà Nội đến Mường Tè. |
Để đến được đỉnh Pu Si Lung – Nóc nhà vùng biên giới Lai Châu, du khách phải di chuyển theo 3 chặng
Chặng 1: Hà Nội – Lai Châu
Lai Châu cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 400km. Một quãng đường khá xa, thời gian di chuyển sẽ dao động từ 7-8 tiếng đồng hồ. Du Khách có thể lựa chọn phương tiện di chuyển là xe máy, ô tô tự lái hoặc xe khách.
Xe máy: Nếu đi bằng xe máy, du khách có thể tham khảo lộ trình sau: Hà Nội – quốc lộ 32 – cầu Trung Hà – Phú Thọ – Yên Bái – đường 279 – Lai Châu.
Ô tô tự lái: Lịch trình đi sẽ dễ dàng hơn: Hà Nội – cao tốc Hà Nội – Lào Cai – xuống đoạn Yên Bái – rẽ tỉnh lộ 279 – Lai Châu.
Xe giường nằm cao cấp Hà Nội – Lai Châu |
Xe khách: Du khách chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình mua vé xe giường nằm. Giá dao động khoảng 300.000 VNĐ – 350.000 VNĐ/người/lượt. Du khách lên xe và ngủ 1 giấc là tới Lai Châu. Một số nhà xe giường nằm uy tín, du khách có thể tham khảo là Hưng Thành, Hoàng Anh, Hải Vân…
Vì quãng đường từ trung tâm Hà Nội đến Lai Châu khá xa. Do đó, du khách nên đi xe khách đến Lai Châu để giữ sức cho chuyến trekking đỉnh Pu Si Lung. Đồng thời, hãy cố gắng sắp xếp lịch trình để đi từ buổi tối hôm trước và buổi sớm hôm sau đã có mặt tại Lai Châu.
Chặng 2: Lai Châu – Mường Tè
Du khách hoàn toàn có thể lựa chọn xe máy để di chuyển từ thị xã Lai Châu đến Mường Tè. Ảnh: @hachi8 |
Thị xã Lai Châu cách Mường Tè 130km nên du khách có thể đi bằng xe máy hoặc bắt xe khách đi các huyện của bến xe Lai Châu. Tuy nhiên, đường khá khó đi và nguy hiểm, nhiều đoạn dốc núi, quanh co. Chủ yếu là đường đất, sỏi đá gồ ghề. Nhiều đoạn chỉ đi được tốc độ 10-15km/h và phải mất hơn 3 tiếng mới di chuyển đến nơi. Du khách nên cẩn thận hoặc có thể liên hệ với porter hoặc người thông thuộc địa phận ở đây để thuận tiện cho hành trình khám phá nhé!
Chặng 3: Mường Tè – đồn biên phòng Pa Vệ Sử
Khoảng cách giữa Mường Tè đến Pa Vệ Sử là 27km. Đoạn đường càng khó di chuyển hơn nữa. Du khách hãy cố gắng làm sao, di chuyển đến đây vào lúc trời gần tối để được các anh trong biên phòng cho ngủ nhờ 1 đêm. Như vậy, mới có sức khỏe để sáng hôm sau bắt đầu leo núi.
Hành trình chinh phục “Nóc nhà biên giới”
Ảnh @thanhtrungtnn |
Tính từ điểm xuất phát đồn biên phòng Pa Vệ Sử lên tới đỉnh Pu Si Lung, người leo núi phải mất ít nhất 3 đêm 4 ngày vượt 100km đường rừng (cả đi lẫn về).
Suốt hành trình trèo đèo, băng rừng, vượt suối chinh phục đỉnh Pu Si Lung, du khách phải trải qua muôn vàn gian nan. Hành trình dọc theo những con suối lớn với nhiều ghềnh đá dữ cùng các cây cầu đơn sơ làm từ thân cây bị gãy từ mùa lũ du khách phải tháo giầy để lội qua. Những ghềnh đá lô nhô, trơn trượt, giá lạnh làm bàn chân ai cũng tê cóng và phải rất cẩn thận nếu không muốn bị ướt.
Đoạn suối nghỉ chân đầu tiên trên hành trành chinh phục đỉnh Pu Si Lung |
Bản Sín Chải A là nơi sinh sống của bà con người La Hủ. Đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên của hành trình chinh phục đỉnh Pu Si Lung.
Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vạt hoa rừng khoe sắc. Hành trình băng rừng, vượt suối vô cùng gian nan. Cung đường này là nơi thử sức và ý chí bền bì của những khách du lịch thích xê dịch
Băng qua con suối Nậm Xừ Lường luôn để lại cảm giác thú vị. Con suối này quanh năm tuôn chảy và rất hung dữ khi mùa mưa đến. .
Bếp lửa bập bùng. Ảnh: @hachi8 |
Đêm giữa thung lũng, bốn bề là núi rừng hoang dã, bên bếp lửa bập bùng, tiếng suối róc rách còn ánh sáng bàng bạc của trăng sao trên đỉnh đầu sẽ cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Đặc biệt vượt qua con dốc 3 tiếng là cuộc thử lửa cho bất kỳ ai. Trên đỉnh dốc 3 tiếng có một túp lều của vợ chồng “người rừng” Vàng Và Chờ.
Khung cảnh núi rừng tuyệt đẹp, không khí trong lành với những đám mây sương lảng bảng thật kỳ ảo. Đôi khi, du khách sẽ ngỡ mình lạc bước lúc vào những khu đồi hoa dại trắng muốt từ thân tới bông. Bước chân lại dẫm lên những thảm lá khô hay bông hoa nhỏ xinh. Ngước mắt lên là một bầu trời đỏ rực màu hoa hồng quang.
Đường thật dài, hết lên lại xuống nhưng leo mãi rồi cũng tới đích. Du khách sẽ reo lên sung sướng khi thấy cột mốc đứng đó, sừng sững trên nền bê tông được gia cố chắc chắn. Thật tuyệt vời khi du khách đã vượt qua để chạm tay tới được nơi cuối trời Tây Bắc. Đó là cuộc hành trình tìm kiếm và khám phá.
Những điều đang chờ du khách tại đỉnh Pu Si Lung
Chặng đường để leo lên đỉnh sẽ phải trải qua rất nhiều chướng ngại vật khó khăn. Đối với dân mê Trekking, ai cũng từng nhiều hơn một lần muốn chinh phục đỉnh Pu Si Lung nhưng số người thất bại cũng không hề ít.
Thiên nhiên hoang sơ tại đỉnh Pu Si Lung tạo nên những thử thách vượt giới hạn của con người. Tuy nhiên cũng mang đến những cảnh đẹp khiến ta khao khát được chiêm ngưỡng.
Cột mốc số 42
Cột mốc số 42 – một đích đến của tour trekking leo núi Pu Si Lung. |
Đây chính là mục đích mà những nhóm Trekking muốn chinh phục đỉnh Pu Si Lung. Cột mốc nằm trên độ cao 2800m. Cột mốc được làm bằng đá hoa cương nặng tới hơn 100 kg, chỉ nghĩ đến quãng đường, độ cao phải vượt qua đã thấy sự nỗ lực của con người nhiều như thế nào để xây dựng được cột mốc.
Những đoạn đèo chơi vơi
Đường đến đỉnh Pu Si Lung khó khăn nhưng cũng đầy thơ mộng. Những con đường đất vàng rực, chiều rộng chỉ chưa đầy 2m, có đoạn không được 1m. Một bên tựa vào núi, một bên là vực sâu hun hút, chỉ một phút lơ đãng hay bất cẩn, du khách sẽ gặp nguy hiểm ngay. Tất cả những điều trên được coi là “đặc sản” chỉ khi du lịch ở Tây Bắc mới có được.
Thế nhưng những con đường ôm lấy núi, uốn lượn chẳng theo hình thù gì vô tình lại tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Du khách khi bon bon trên con đường núi quanh co trong chiều tà sẽ khiến lòng người lâng lâng.
Những khu rừng nguyên sinh
Tận hưởng không khí mát lạnh và cảnh đẹp tại đại ngàn đỉnh Pu Si Lung |
Đỉnh Pu Si Lung được người dân tại đây bảo vệ và gìn giữ. Rừng đối với họ thực sự là vàng, là bạc. Những cánh rừng già được giữ nguyên vẹn, không hề có tác động. Các gốc cây cổ thụ đã hình thành cả nghìn năm, vươn ngọn cao tít, tỏa bóng che khuất ánh nắng mặt trời.
Thảm thực vật ở đây được phân tầng rõ rệt từ cây bụi thấp tầng, dây leo, tầm gửi đến những thân cây cao lớn. Cảnh đẹp trong rừng mùa hoa Lan, hoa Đỗ Quyên, hoa chuối rừng rực rỡ quyến rũ.
Những loại hoa Lan đẹp nhất tại đỉnh Pu Si Lung |
Rừng tại đỉnh Pu Si Lung rất nổi tiếng với các loài hoa Lan như Hoàng Thảo U Lồi, Hoàng Thảo Đùi Gà, Hoàng Thảo Nghệ Tâm, Giả Hạc, Hạc Vỹ … đặc biệt là loài Hoàng Thảo Kèn vô cùng quý hiếm và độc nhất vô nhị chỉ có tại đây.
Dốc Ba Tiếng
Đoạn đường chinh phục khó khăn nhất có lẽ là dốc Ba Tiếng |
Cái tên đúng như bản chất của Dốc Ba Tiếng. Chỉ là con dốc thôi nhưng phải mất 3 tiếng mới vượt qua được. Những đoạn vách đá dựng ngược, người leo phải bò sát người, nắm lấy những mỏm đá lồi ra, căng toàn bộ cơ của cơ thể để bám thật chắc.
Nhìn những vách cao chẳng thấy đỉnh, đá chơ chọi, rêu bám trơn trượt, chẳng mấy ai còn giữ được lòng cam đảm mà vượt qua.
Dòng suối Nậm Sì Lường thơ mộng
Vượt suối Nậm Sì Lường |
Nói là suối nhưng lượng nước nhiều chẳng kém sông. Nước suối ở đây mát lạnh, trong veo. Cảnh đẹp nơi đây thơ mộng, bình yên và trong trẻo đến nao lòng.
Dòng suối không chỉ cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho đồng bào nơi đây mà còn là nguồn cung cấp nước để hoạt động nhà máy thủy điện Nậm Sì Lường. Cũng nhờ dòng suối này mà cuộc sống của người dân có ánh điện rọi sáng mỗi đêm, trẻ em gần hơn với cái chữ.
Núi cỏ cháy
Những đoạn đường ngập trong cỏ cháy |
Những vạt rừng cỏ cháy vào mùa khô có lẽ là đoạn dễ đi nhất. Chủ yếu là các lối mòn, ít chướng ngại vật. Cả một triền núi nhuộm màu nâu vàng của cỏ. Trời chiều hắt ánh nắng cuối ngày lên đồng cỏ khiến khung cảnh bỗng mang vẻ đẹp cô đơn, man mác buồn.
Biển mây đỉnh Pu Si Lung
Ai nói đỉnh Pu Si Lung không có những biển mây đẹp? Trên độ cao hơn 3000m, nếu đi đúng mùa săn mây du khách sẽ được ngắm những biển mây đẹp tuyệt vời. Đoạn đường từ Mường Nhé đến đồn biên phòng Pa Vệ Sử sẽ đi qua đoạn đường đèo môt bên là núi, một bên là vực thẳm. Những ngày mây xuống thấp, đi trên đèo, mây ngay dưới chân, bồng bềnh, trắng mịn.
Buổi sáng ở độ cao 2000 – 3000m, biển mây xuất hiện thường xuyên. Giữa núi rừng, biển mây hiện ra là khoảnh khắc đẹp nhất tại đỉnh Pu Si Lung.
Trekking đỉnh Pu Si Lung cần chuẩn bị những gì?
Theo kinh nghiệm chinh phục đỉnh Pu Si Lung, trước khi tham gia hành trình leo núi này, du khách cần chuẩn bị:
Đồn biên phòng Pa Vệ Sử |
Xin giấy thông hành: Đỉnh Pu Si Lung thuộc vào khu vực gần biên giới nên được xét an ninh khá chặt chẽ. Vì vậy, trước khi trekking ngọn núi Pu Si Lung, du khách cần xin được giấy thông hành. Để có giấy thông hành, điều đầu tiên du khách cần làm là chuẩn bị đầy đủ chứng minh thư nhân dân. Hoặc giấy tạm trú tạm vắng do công an xã, phường, thị trấn nơi bạn ở cấp. Hay giấy giới thiệu của đơn vị công tác.
Rồi đem hết những giấy đờ đó đến Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Lai Châu trên đường Hoàng Văn Thái, thành phố Lai Châu vào giờ hành chính để xin được giấy phép. Nhớ là phải nói rõ những thông tin liên quan đến chuyến đi như mục đích, nội dung, phương tiện, thời gian, phạm vi hoạt động, danh sách người tham gia trong chuyến đi… Sau khi được cấp tờ giấy xin phép rồi, du khách phải trình báo tại đồn biên phòng xã Pa Vệ Sử. Nhờ đó, du khách sẽ được đồn biên phòng bố trí người dẫn đường trong suốt hành trình.
Bạn phải có thể lực thật tốt trước khi đi trekking |
Để có một hành trình thành công, du khách nên chuẩn bị một sức khỏe thật tốt. Du khách nên rèn luyện cho đôi chân, cơ bắp, cơ đùi thích ứng với sự căng cơ liên tục để chinh phục “Nóc nhà biên giới”.
Trong quá trình luyện tập đó sẽ tăng cường vận động, về sự thay đổi nhiệt độ, thay đổi áp suất không khí….Để khi bước lên hành trình chinh phục đỉnh Pu Si Lung mọi khó khăn trở ngại trở thành chỉ là những trải nghiệm thú vị.
Chuẩn bị để cắm trại ngủ qua đêm: Dây thừng; Dao chặt, dao phát; Đồ đánh lửa; Lều, bạt; Túi ngủ, tấm giữ nhiệt
Những vận dụng cơ bản nhất du khách luôn phải có trong balo là quần áo, giầy thể thao đế mềm, có độ ma sát cao, chống thấm nước thì càng tốt. Nhớ mang theo một chiếc áo khoắc gió nhẹ, áo mưa, mũ (bảo hiểm), kem chống côn trùng, ba lô chống nước, nên có nhiều ngăn để phân chia đồ dùng ra thật ngăn nắp.
Vật dụng cần thiết cho chuyến trekking |
Quần áo: quần leo núi, tốt nhất là quần dài, chất liệu mềm, rộng thoải mái; áo khoác che nắng, che sương suốt hành trình, tốt nhất là chất liệu áo gió nhẹ nhàng sẽ giúp bạn thoải mái khi leo núi; áo phông ngắn và áo dài tay, có thể giữ ấm, tránh nhiễm lạnh khi ở trên cao;quần short hoặc đồ ngủ để dừng nghỉ đêm ở điểm dừng.
Nhớ mang theo mình một vài thanh keo socola, mấy cái kẹo gừng hoặc keo cao su để nạp nhanh năng lượng và sưởi ấm cơ thể.
Dụng cụ: Du khách cũng nên mang theo: điện thoại, máy chụp ảnh và cục sạc dự phòng ( nhớ sạc đầy trước khi leo nhé).
Thuốc men: Thuốc chống muỗi; Thuốc cảm; Thuốc đau đầu; Dầu thoa xoa bóp; Có thể mang theo nút tai nếu bạn khó ngủ.
Những lưu ý khi chinh phục đỉnh núi Pu Si Leng
Ngắm biển mây tại đỉnh Pu Si Lung |
Nếu không có giấy thông hành, du khách sẽ không được leo núi.
Không nên đi “chui” vì đây là hành động không văn mình và trái quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nếu không may du khách gặp nguy hiểm sẽ rất khó và lâu được hỗ trợ. Bởi đây là vùng núi địa chính trị, quân sự quan trọng, sẽ không ai biết trước được những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Du khách nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng, chắc chắn những thông tin chính xác về ngọn núi này. Nghiên cứu lịch trình kỹ càng.
Khám phá đỉnh Pu Si Lung – một hành trình dài nhưng chắc chắn thành quả sẽ không bao giờ khiến cho du khách thất vọng. Vì thế, đừng ngại ngần vượt qua thử thách này để hái được những quả ngọt nhé! Hy vọng với những kinh nghiệm chinh phục đỉnh Pu Si Lung ở bài viết trên sẽ giúp du khách có chuyến đi thú vị và trọn vẹn thành công.
Nguồn: Sưu tầm internet.