VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh

Du lịch Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh tọa lạc trên một ngọn đồi cao, không gian rộng rãi thoáng mát của dãy núi An Mã thuộc xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy. Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh là người đóng góp công sức rất lớn trong công cuộc mở cõi phương Nam, không chỉ vùng đất Đồng Nai – Gia Định trên bản đồ Việt Nam mà cả các vùng Bình Thuận, Vĩnh Long và An Giang định hình lãnh thổ Việt Nam trong một quốc gia thống nhất. Đặc biệt, lịch sử đánh giá cuộc kinh lược của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh mở cương vực mới cho đất nước không phải bằng chiến tranh, bạo lực mà là bằng uy đức, diễn ra trong hòa bình, hòa hợp dân tộc, tôn giáo.

Di tích Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Lệ Thủy – Quảng Bình

Danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh

Nguyễn Hữu Cảnh là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật. Thuộc dòng dõi con nhà tướng, tổ tiên là Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc – người khai quốc công thần thời nhà Đinh – Nguyễn Hữu Cảnh cũng là cháu đời thứ 9 của Nguyễn Trãi – người khai quốc công thần nhà Lê. Sinh ra trong gia đình truyền thống, lớn lên ở thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh nên tài năng của Nguyễn Hữu Cảnh sớm bộc lộ.

Chân dung danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh

Ở tuổi đôi mươi, Nguyễn Hữu Cảnh nổi tiếng khắp vùng bởi văn võ song toàn. Ông theo cha chinh chiến khắp nơi, lập nhiều công lao nên Chúa Nguyễn phong cho chức Cai cơ. Người có vóc dáng hùng dũng, da ngăm đen, sinh năm Dần nên dân gian gọi ông bằng biệt danh “Hắc Hổ”. Lịch sử cũng ghi nhận ông từng nhiều lần đem quân dẹp nhà Chiêm Thành quấy nhiễu phương Nam.

Công trạng

Vào những năm 1690-1691, vua Champa là Kế Bà Tranh thường đem quân vượt biên giới, sát hại dân Việt ở Diên Ninh Diên Khánh). Đầu năm 1692, chúa Nguyễn phái Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh cùng với tham mưu Nguyễn Đình Quang đem quân bình định biên cương, thành lập trấn Thuận Thành (đất Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay). Bình định vừa xong, một nhóm người Thanh, đứng đầu là Aban xúi giục bè đảng dấy loạn. Nguyễn Hữu Cảnh lại nhận lệnh dẹp bọn tạo phản, đem lại sự an ninh cho dân chúng bản hạt rồi được cử làm trấn thủ dinh Bình Khương (còn được gọi Bình Khang, nay là vùng Khánh Hòa – Bình Thuận).

Xác lập chủ quyền vùng đất mới

Theo Đại Nam thực lục tiền biên thì vào tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Hiến Tông Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) phong cho trấn thủ Bình Khương là Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất, rồi vào kinh lược xứ Đồng Nai. Vùng đất này ngày ấy bao gồm từ khu vực Cù lao Phố (tức Châu Đại Phố, xưa thuộc dinh Trấn Biên, nay thuộc TP. Biên Hòa) đến Mỹ Tho. Nơi đây có các đồn binh trấn giữ, làm luôn nhiệm vụ thu thuế thương chánh cho cả vùng. Lúc bấy giờ dân cư khoảng 40.000 hộ, bao gồm cả người bản địa và lưu dân (người Việt, người Hoa, người Chăm…).

 Ông đặt doanh trại tại Cù lao Phố, cùng quan chức dưới quyền thiết lập bộ máy hành chánh nơi vùng đất mới. Ông đặt xứ Nam Bộ làm phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, đặt dinh Trấn Biên; lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Dù thời gian chuyến kinh lược ngắn ngủi nhưng Nguyễn Hữu Cảnh đã thực hiện một số công việc quan trọng và có ý nghĩa lớn, đặt nền tảng cho công cuộc khai khẩn mạnh mẽ vùng Nam Bộ thời bấy giờ. Từ một vùng lưu dân tự phát, Nguyễn Hữu Cảnh định hướng phát triển, thu nạp, chiêu mộ thêm dân, khai khẩn ruộng đất, đặt đơn vị hành chánh, chuẩn định thuế, lập bộ tịch đinh điền…tạo cơ sở cho việc phát triển Đồng Nai, chính thức hoá vùng đất mới này vào lãnh thổ nước nhà.

Dù thời gian chuyến kinh lược ngắn ngủi nhưng Nguyễn Hữu Cảnh đã thực hiện một số công việc quan trọng và có ý nghĩa lớn, đặt nền tảng  cho công cuộc khai khẩn mạnh mẽ vùng Nam Bộ thời bấy giờ. Từ một vùng lưu dân tự phát, Nguyễn Hữu Cảnh định hướng phát triển, thu nạp, chiêu mộ thêm dân, khai khẩn ruộng đất, đặt đơn vị hành chánh, chuẩn định thuế, lập bộ tịch đinh điền…tạo cơ sở cho việc phát triển Đồng Nai, chính thức hoá vùng đất mới này vào lãnh thổ nước nhà.

Đất đai mở rộng ngàn dặm, cho chiêu mộ lưu dân từ Bố Chánh châu trở vô, đến ở khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã, thôn, chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh, điền và lập bộ tịch đinh điền. Từ đó con cháu người Hoa ở nơi Trấn Biên thì lập thành xã Thanh Hà, ở nơi Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương, rồi ghép vào sổ hộ tịch”

Đại Nam liệt truyện (tiền biên, quyển 1) ghi công: “Nguyễn Hữu Cảnh đã chiêu mộ dân phiêu tán từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) trở vào Nam vào đất ấy (tức đất Trấn Biên và Phiên Trấn), rồi đặt xã thôn, phường ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh. Và cũng theo Trịnh Hoài Đức thì nhờ Nguyễn Hữu Cảnh mà “ đất đai mở rộng hơn ngàn dặm, dân số có thêm bốn vạn hô”.

Năm 1699, vua Chân Lạp là Nặc Thu (Ang Saur, có sách ghi Nặc Ong Thu) đem quân tiến công Đại Việt, chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử Nguyễn Hữu Cảnh làm thống binh, cùng với phó tướng Phạm Cẩm Long, tham tướng Nguyễn Hữu Khánh đem quân lính, thuyền chiến hợp cùng Trần Thượng Xuyên lo việc đánh dẹp và an dân. Và thủy binh của Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến thẳng đến thành La Bích (Nam Vang), đánh tan quân của Nặc Thu.

Sau khi vua Chân Lạp qui hàng, “Nguyễn Hữu Cảnh cho thuyển ghé lại thăm nom, khích lệ dân chúng, dù Miên, Hoa hay Việt, hãy cùng nhau gìn giữ tin thần thân thiện, tắt lửa tối đèn có nhau. Những hành động khoan hòa , thiết thực, những cử chỉ ưu ái thật lòng của ông đã làm cho đồng bào vô cùng cảm mến”

Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về đóng ở cồn Cây Sao (sách gọi Cù lao Sao Mộc hay Tiêu Mộc hoặc châu Sao Mộc; sau dân địa phương nhớ ơn ông, nên gọi là Cù lao Ông Chưởng, nay thuộc Chợ Mới, An Giang), và báo tin thắng trận về kinh. Trên đường trở về, Nguyễn Hữu Cảnh bị bệnh. Ngày 16 tháng 5 năm 1700. Nguyễn Hữu Cảnh mất tại Sầm Giang (Rạch Gầm). Linh cữu của ông  được đưa về Cù lao Phố huyền táng. Sau đó, được đưa về chôn cất nơi quê hương là đất Quảng Bình.

Sau khi ông mất, Chúa Nguyễn Phúc Chu vô cùng thương tiếc truy tặng ông tước “Hiệp Tán Công Thần, Đặc Tiến Dinh Chưởng, Tráng Hoàng Hầu”. Đến thời các vua nhà Nguyễn (1802-1945) lại gia phong tước “Khai Quốc Công Thần Võ Tráng Võ Tướng Quân Vĩnh An Hầu”, “Thượng Đẳng Công Thần Đặc Trấn Thủ Quốc Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu”. Năm 1852, vua Tự Đức ban sắc phong “Thượng Đẳng Thần” và thờ ở Thái Miếu.

Lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh – Lệ Thủy – Quảng Bình

Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại thôn Phước Long, Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ông mất ngày 9 tháng 5 Canh Thìn (1770), an táng tại Cù Lao Phố cạnh dinh Trấn Biên, Đồng Nai. Đến năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh được hậu duệ cải về an táng tại xã Trường Thủy.

Lăng Mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia trở thành điểm đến ý nghĩa không nên bỏ qua mỗi khi du lịch Quảng Bình. Hiện nay, trong khuôn viên lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở Quảng Bình còn có một tấm bia đá rất có giá trị.

Bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh được tạc bằng đá xanh (cẩm thạch) với kiểu dáng thường gặp ở cuối triều Nguyễn. Bia cao cả chân 1,2m. Mặt trước của bia hướng về ngôi mộ co khắc 3 dòng chữ Hán được dịch là:  

     – Dòng phải: Người mở mang đầu tiên miền Nam bậc khai quốc thần thượng cấp của triều Nguyễn.  

     – Dòng giữa: Mộ của Vĩnh an hầu Nguyễn Hữu Kính.  

     – Dòng trái: Người cháu 4 đời của quý hương là quan cai quản đạo quân hưng nghĩa Ngũ Đức Hầu Nguyễn Hữu Mạn lập bia mộ vào thời Gia Long sơ niên.  

Mặt sau bia dịch là: Ngày 16 tháng 7 năm 1925 Nguyễn Hữu Bài viện trưởng Viện cơ mật, Đại thần thái tử thái phó, Phúc môn bá Đại học sĩ điện Võ Hiện đã mang con là Thị Dương tôn kính phụng lập bia mộ này.  

Việc tìm ra ngôi mộ đã giải quyết được những tồn nghi trong lịch sử mà mấy cuộc hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của ông trước đây đặt ra những vấn đề cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về ngôi mộ thật của ông ở Cù Lao Phố, Rạch Gầm, Điện Bàn, Quảng Nam hay ở Thác Ro – Quảng Bình. 

 Dù mấy thế kỷ đã đi qua xong tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh còn mãi khắc ghi với người dân Việt nói chung và nhân dân Quảng Bình nói riêng.

“Công Lễ Thành Hầu đi mở đất

Nghìn năm con cháu mãi còn ghi”

Khu lăng mộ mới được trùng tu lớn vào năm 2013. Sau quá trình trùng tu, lăng mộ vị danh tướng thời chúa Nguyễn mang một diện mạo mới với nhiều hạng mục được xây dựng bằng đá bề thế.

Góp phần tôn vinh giá trị lịch sử, vai trò của Nguyễn Hữu Cảnh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục tinh thần yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Ngộ nhận

Người dân ở An Giang vẫn quen gọi ông là Chưởng binh Lễ, vì vậy nhiều người tưởng rằng ông giữ chức Chưởng binh. Trên thực tế, thời chúa Nguyễn không có chức này. Chức vụ cao nhất mà Nguyễn Hữu Cảnh đảm nhiệm lúc sinh thời là Thống suất. Sau khi ông mất, chúa Nguyễn đã truy phong chức Chưởng dinh (sau gọi là Chưởng cơ). Do sự kính trọng của người dân đối với Nguyễn Hữu Cảnh, họ đã ghép tên và chức vụ của ông lại thành Chưởng binh Lễ (“Chưởng” của Chưởng dinh hay Chưởng cơ, “binh” của Thống binh và “Lễ” là tên tự của ông).

Ở thị xã Châu Đốc có một doanh trại quân đội mang tên Thượng Đăng Lễ. Gọi đúng phải là Thượng Đẳng Lễ, vì Nguyễn Hữu Cảnh được phong là Thượng đẳng công thần theo các sắc phong tháng 8 năm Ất Sửu (1806) của Gia Long và ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 (1852). Tuy nhiên, do sử dụng lâu mà không đính chính nên trở thành thói quen trong dân gian.

Đền thờ

Để tưởng nhớ công đức của Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, nơi quê hương cũng như nơi ông đến an dân, nhân dân đều lập đền thờ hoặc lập bài vị ông, như ở Nam Vang (Campuchia), Quảng Bình, Quảng Nam, Cù lao Phố (Biên Hòa), Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Ô Môn (TP. Cần Thơ) và nhiều nơi trong tỉnh An Giang v.v… Ngoài ra, họ tên và chức tước của ông còn được dùng để đặt tên cho trường học, đường phố tại nhiều địa phương…

Tượng và Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Đồng Nai

Có thể nói ông là một trong những nhân vật lịch sử được nhân dân phương Nam thờ phụng; nhiều vùng đất, sông nước đến nay vẫn mang tên ông cùng với hệ thống đền thờ tưởng nhớ ở nhiều tỉnh, thành phố phía Nam…

 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.