VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Mái Đá Ngườm

Du lịch Mái Đá Ngườm

Xã Thần Xa, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

ác bạn đã từng nghe qua cụm từ Mái Đá Ngườm chưa? Đây là một di chỉ về khảo cổ học nổi tiếng tại Thái Nguyên. Cùng Ximgo chúng tớ khám phá di chỉ này nhé!

1. Giới thiệu về di chỉ khảo cổ học Mái Đá Ngườm

 

Mái đá Ngườm – di chỉ quan trọng bậc nhất trong Khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa, đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia, du khách sẽ nhìn rõ các hiện vật được tìm thấy thuộc trung kỳ đồ đá cũ có niên đại cách ngày nay từ 18.000 – 30.000 năm là những dấu tích văn hóa của người Việt cổ. Qua đó chúng ta cần bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước đã có từ hàng vạn năm trước.

Đây là một mái đá cao chừng 30m, rộng 60m, cửa hang nằm ở hướng bắc. Hố khai quật di chỉ Ngườm cho thấy có 4 địa tầng văn hóa khảo cổ. Những di vật đá đặc trưng của các nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2… ở tầng thứ 3 là thuần các công cụ đặc trưng của Ngườm. Và ở tầng văn hóa thứ 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung và Ngườm. Những công cụ mũi nhọn, công cụ nạo và kỹ thuật gia công lần thứ 2 giống như công cụ và kỹ thuật điển hình của văn hóa Mút-xchi-ê (Moustér), nền văn hóa tiêu biểu cho trung kỳ Thời đại đá cũ. Từ những năm 1980, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dấu tích của người Việt cổ tại khu vực Mái Đá Ngườm. Đầu năm 2011, các nhà khoa học đã tìm được một chiếc răng voi hóa thạch, được cho là răng voi châu Á tại khu vực sông Thần Sa đoạn chảy qua di chỉ mái đá Ngườm. Niên đại của răng voi có tuổi từ 30.000 – 50.000 năm. Các nhà khảo cổ cho rằng, loài voi này sống cùng thời với bầy người nguyên thủy, chủ nhân của văn hóa Ngườm nổi tiếng.

2. Địa chỉ

Mái đá Ngườm nằm ở phần cuối của xóm Kim Sơn, giáp ranh giữa bản Kim Sơn và Hạ Sơn 1, thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

3. Hướng dẫn cách đi đến Mái Đá Ngườm

Đường lên xã Thần Sa rất khó đi, du khách nên đi vào mùa khô, vì mùa mưa nguy hiểm, có thể gây ra sạt lở, lũ lụt. Du khách men theo quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn khoảng hơn 20 cây số, rẽ trái theo con đường nhỏ chạy quanh co sườn núi, qua các địa danh Cúc Ðường, La Hiên, rồi ngược dòng sông Thần Sa, còn gọi là suối Cái, thì đến địa phận xã Thần Sa. Từ trung tâm xã men theo suối Cái, ngược lên Khu di chỉ Mái đá Ngườm chỉ khoảng 2km là tới nơi mong muốn. 

4. Giá vé

Đây là điểm di tích khảo cổ học đang được bảo tồn và phát triển được UBND tỉnh Thái Nguyên xem xét tái tạo, tôn tạo lại cảnh quan đường xá nơi đây nên bạn có thể thoải mái ghé thăm khám phá vì ở đây không có bán vé.

5. Các địa điểm tham quan tại đây

Mái Đá Ngườm có hình hàm ếch khổng lồ, phía trên vươn ra che mặt bằng ở dưới rộng khoảng 700m2, có lẽ đây là nơi cư trú để tránh lũ, tránh nắng, tránh mưa. Phía dưới sông Thần Sa trong veo dễ dàng cho người Việt cổ có thể tìm kiếm được thức ăn, sinh hoạt, đặc biệt là những viên đá cuội để chế tác công cụ hỗ trợ cho cuộc sống hằng ngày. 

Ở đây, số lượng hiện vật đá rất phong phú về loại hình, thể hiện tính đa dạng và đặc sắc về kỹ thuật chế tác đá.

Mái đá Ngườm là di chỉ con người thời đại Đá cũ, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1982 và hang Ốc – di chỉ con người thời đại Đá mới sơ kỳ, được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2017. 

6. Ở đâu khi đến Mái Đá Ngườm? 

Mái Đá Ngườm là di tích khảo cổ học nằm ở Thần Sa rất khó đi và là vùng hẻo lánh núi rừng nên việc phát triển các loại hình du lịch như khách sạn, nhà nghỉ là chưa có nên bạn có thể lưu trú ở nhà dân làng ở xã Thần Sa hoặc ở một số nhà nghỉ cách địa điểm tầm 15-20km. Bạn có thể tham khảo một số nhà nghỉ sau đây.

7. Những món ăn nên thử khi đến đây

Tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều món ăn ngon và đặc sản mang đậm giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Tày với hương vị thơm ngon, đậm đà, rất dễ ăn và cách chế biến cũng rất riêng biệt như: Đậu phụ Bình Long – đặc sản Võ Nhai, bánh chưng Bờ Đậu, bánh Cooc Mò, bánh Ngài của người Tày, chuối rừng Thái Nguyên,…

8. Một số lưu ý khi đến đây

 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.