VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Nhà Thờ Phủ Cam

Du lịch Nhà Thờ Phủ Cam

Nhà thờ Phủ Cam là một trong những địa danh nổi tiếng xứ cố đô với tuổi đời gần 400 năm. Sở hữu lối kiến trúc phương Tây đầy cổ kính, nhà thờ Phủ Cam là điểm check-in cực hot của rất nhiều tín đồ đam mê du lịch.

nhà thờ Phủ CamHình ảnh nhà thờ Phủ Cam – nhà thờ Huế nổi tiếng và lớn bậc nhất xứ kinh kỳ (Ảnh: Ơi Huế)

Trong chuyến du lịch Huế, bên cạnh khám phá những địa điểm nổi tiếng, các món ăn ngon thì nhà thờ Phủ Cam cũng là điểm đến được rất nhiều du khách lựa chọn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhà thờ Phủ Cam ngày nay vẫn giữ được nét trầm mặc, cổ kính tựa trời Tây ở xứ Huế mộng mơ.

1. Giới thiệu về nhà thờ Phủ Cam Huế

1.1. Lịch sử nhà thờ Phủ Cam  

Lịch sử hình thành của nhà thờ Phủ Cam Huế đã có từ cách đây hơn 300 năm, với rất nhiều mốc thời gian xây dựng và cải tạo. Thuở ban đầu, vào những năm 1682, nhà thờ được dựng lên khá đơn sơ bằng các vật liệu như: tre, nứa, mây tại Xóm Đá, liền kề bờ sông An Cựu. Tuy nhiên, sau nhiều sự kiện lịch sử vào năm 1698 thì nhà thờ này đã không còn ở vị trí này nữa.

nhà thờ Phủ CamNhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế vào những năm 60 của thế kỷ trước (Ảnh: Sưu tầm) 

Đến những năm 1900, nhà thờ Phủ Cam lại được kiến thiết và xây dựng lại với quy mô lớn hơn, để có thể đáp ứng được số lượng giáo dân ngày càng nhiều. Nhưng cũng chỉ tồn tại được khoảng 60 năm, thánh đường Phủ Cam lại bị thay thế, bởi lý do kiến trúc không còn phù hợp và đã hết hạn sử dụng. 

Đến năm 1963, nhà thờ được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ lên một kế hoạch tái kiến thiết, xây dựng lại với lịch trình cụ thể, rõ ràng theo từng mốc thời gian nhưng không thể hoàn thành ngay, bởi có nhiều yếu tố tác động. 

nhà thờ Phủ CamNhà thờ mang đậm nét kiến trúc Gothic cổ kính (Ảnh: @hanhha.129)

Và cuối cùng, đến khoảng những năm 2000 có nghĩa là gần 40 năm sau, giáo đường Phủ Cam Huế mới chính thức được hoàn thành. Từ đó, địa điểm này đã trở thành nơi sinh hoạt tôn giáo của nhiều giáo dân xứ Huế và cũng là giáo đường lớn, nổi tiếng nhất xứ kinh kỳ.

Ngày nay, cùng với điện Hòn Chén và lăng Khải Định, nhà thờ Phủ Cam Huế đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, được nhiều khách du lịch thập phương ghé thăm. 

1.2. Nhà thờ Phủ Cam Huế ở đường nào?

Trong bản đồ du lịch Huế, nhà thờ Phủ Cam có địa chỉ tại số 1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế. Tọa lạc trên ngọn đồi Phước Quả, phía bờ Nam của sông Hương, thánh đường Phủ Cam Huế sở hữu cho mình một vị trí khá đắc địa, tầm nhìn rộng lớn với khuôn viên gồm các công trình của Tổng giáo phận Huế nên rất trang nghiêm và đầy cổ kính. 

nhà thờ Phủ CamNhà thờ Phủ Cam tọa lạc tại số 1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế (Ảnh: @nam.voi) 

1.3. Giờ lễ nhà thờ Phủ Cam Huế 

  • Nhà thờ Phủ Cam giờ lễ ngày thường: 05:00  – 18:00
  • Lễ Chúa nhật ở nhà thờ Phủ Cam: 05:30 – 08:00 – 15:00 – 18:30

2. Khám phá kiến trúc bên trong nhà thờ Phủ Cam

Giáo đường Phủ Cam Huế chính thức được hoàn thành vào tháng 5/2000 và cũng đúng vào dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Huế. Công trình nhà thờ này có mặt bằng được xây dựng theo hình dáng một cây thánh giá với phần đỉnh hướng về phía Nam, chân hướng về phía Bắc – hướng chính của nhà thờ. Mặt tiền chính của công trình có bố cục 3 phần gồm: sảnh chính, thánh đường ở giữa và đôi tháp chuông cao vút hai bên. 

nhà thờ Phủ CamMặt bằng nhà thờ được xây dựng theo hình một cây thánh giá (Ảnh: Ơi Huế)

Kết cấu của nhà thờ Phủ Cam được xây dựng với kỹ thuật hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ với chất liệu bê tông và cốt thép. Hệ thống kết cấu chịu lực được đánh giá là điểm mấu chốt, tạo nên nét độc đáo cho kiến trúc và nội thất của công trình. 

nhà thờ Phủ CamTổng thể kiến trúc công trình được xây dựng với những chất liệu chắc chắn bền bỉ (Ảnh: Ơi Huế)

Bên cạnh những vật liệu chính là cốt thép bê tông, giáo đường Phủ Cam vẫn sử dụng các vật liệu như: đá, gỗ, ngói đất nung cho phần nền, cột nhà và mái. Tổng thể kiến trúc công trình mang hơi hướng hiện đại, kiến trúc đầy ấn tượng và mạnh mẽ nhưng vẫn mang đậm nét văn hóa tôn giáo của xứ cố đô. Hệ thống cửa sổ của nhà thờ được thiết kế với những vòm cong có hình cây thánh giá ở giữa. 

Di chuyển vào phía bên trong thánh đường, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống các cột đỡ, trụ mái được thiết kế sát hai bên chân tường, uốn cong ấn tượng tạo thành hệ thống mái vòm mềm mại, tượng trưng cho hình ảnh các giáo dân đang chắp tay cầu nguyện.

Khu vực giữa, gồm lối đi lại và khu vực ghế ngồi cầu nguyện với diện tích khá rộng, có thể chứa lên được tới 3000 người. Khu vực tường trống ở hai bên được treo những bức tranh lồng trong khung gỗ, thể hiện lại cuộc đời của Chúa Giê-su.

nhà thờ Phủ CamPhía bên trong thánh đường của nhà thờ (Ảnh: Ơi Huế) 

Bàn thờ chính được đặt sát vào phía cuối nhà thờ, trên một chiếc bệ cao đầy trang nghiêm. Cây thánh giá được làm bằng chất liệu gỗ thông già, đặt trên một khu vực cao hơn có hình tròn và nhiều bậc tam cấp đi lên. \

3. Hướng dẫn di chuyển đến nhà thờ chính tòa Phủ Cam

Trong lịch trình du lịch Huế, du khách có thể tới nhà thờ Phủ Cam theo cung đường sau: 

nhà thờ Phủ CamTừ trung tâm TP. Huế bạn chỉ mất khoảng 5 phút đi xe là tới nhà thờ (Ảnh: Sưu tầm) 

Từ trung tâm Tp. Huế, bạn hãy di chuyển đến đường Đống Đa, rẽ phải vào Hai Bà Trưng. Sau đó tiếp tục đi tới đường Phan Đình Phùng, rẽ trái vào Nguyễn Trường Tộ. Từ đây bạn đi tới ngã ba Hàm Nghi – Đoàn Hữu Trưng thì rẽ phải là sẽ thấy thánh đường Phủ Cam Huế. 

4. Check in nhà thờ Phủ Cam ở Huế cần lưu ý gì?

Nhà thánh Phủ Cam ở xứ cố đô ngày càng được nhiều người biết tới và đã trở thành điểm check-in với vẻ đẹp tựa trời Âu khiến nhiều bạn trẻ tò mò “đứng ngồi không yên”. Khi ghé thăm địa điểm hấp dẫn này, bạn cần lưu ý những điều sau đây: 

  • Vị trí đẹp nhất để có được những tấm hình “triệu like” là ở phía bên ngoài nhà thờ và lối cầu thang đi lên thánh đường chính. Bạn hãy ghé địa điểm này để chụp hình nhé.
  • Khi chụp hình, bạn hãy chọn góc máy đứng để có thể lấy được toàn bộ chiều cao của nhà thờ với vẻ đẹp đồ sộ, cổ kính.
  • Hãy lựa chọn những trang phục phù hợp, có màu sắc nổi bật để có thể tạo được những bức hình siêu chất nhé. 
  • Vào những ngày lễ lớn, nhà thờ khá đông người, vì vậy bạn hãy lựa chọn thời gian phù hợp để tới check-in, có thể tham khảo khung giờ buổi sáng sớm hoặc gần trưa.
  • Đến nhà thờ Phủ Cam bạn cũng cần lưu ý chọn trang phục phù hợp, lịch sự, đi nhẹ, nói khẽ vì đây là địa điểm linh thiêng.

nhà thờ Phủ CamKinh nghiệm khám phá nhà thờ Phủ Cam Huế (Ảnh: @hanhha.129)

 

 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.