Đặc sản mỗi vùng miền Việt Nam mang trong mình lối sống địa phương và tinh hoa thiên nhiên nơi đó. Miền Bắc trân trọng những công thức nấu ăn tinh tế, như bát bún thang ngon phải được chuẩn bị trong nhiều giờ. Tại miền Trung, truyền thống ẩm thực hoàng cung và gia vị đặc trưng hòa quyện trong những món ăn độc đáo như cơm sen hay nem lụi. Cá kho tộ và canh chua miền Nam thì đến từ nguồn thủy sản dồi dào, niềm tự hào của đồng bằng sông Cửu Long.
Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.
Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...