Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.
Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...
Việt Nam – một đất nước uốn lượn theo hình chữ S bên bờ biển Đông có 54 dân tộc anh em với những con người kiên cường, bất khuất, hiên ngang trước bao cuộc chiến tranh xâm lược; một đất nước có những vùng đất bề dày mấy ngàn năm lịch sử. Với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và dồi dào, chúng ta – những người con của đất Việt vẫn thường hay tự hào khi nhắc về Tổ Quốc, quê hương của mình. Mời quý thính giả cùng VOVLIVE trải nghiệm vẻ đẹp của đất nước và