Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa
Bản sắc văn hóa của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong đời sống sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế từ phong tục tập quán, trang phục cho đến phong cách ẩm thực. Dưới đây là những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam mà bạn có thể tìm hiểu.
Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...
Được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành văn hóa địa phương, 132 hộ gia đình người dân tộc Ba Na, nhánh Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã xây dựng thành công Làng du lịch cộng đồng, là điểm đến của du khách gần xa khi tới Kon Tum. Với việc mở ra một ngành kinh tế mới, du lịch cộng đồng đang giúp người dân Kon Trang Long Loi có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây còn là cơ hội tốt để người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tr