Bản sắc văn hóa của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong đời sống sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế từ phong tục tập quán, trang phục cho đến phong cách ẩm thực. Dưới đây là những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam mà bạn có thể tìm hiểu.
Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...
Việt Nam – một đất nước uốn lượn theo hình chữ S bên bờ biển Đông có 54 dân tộc anh em với những con người kiên cường, bất khuất, hiên ngang trước bao cuộc chiến tranh xâm lược; một đất nước có những vùng đất bề dày mấy ngàn năm lịch sử. Với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và dồi dào, chúng ta – những người con của đất Việt vẫn thường hay tự hào khi nhắc về Tổ Quốc, quê hương của mình. Mời quý thính giả cùng VOVLIVE trải nghiệm vẻ đẹp của đất nước và
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c