Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa. Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v. Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội. Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.

Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

Huyện đảo tiền tiêu Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh là nơi duy nhất trong cả nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý dựng tượng của Người lúc sinh thời. Trải qua hơn nửa thế kỷ, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng ra Biển Đông luôn có một vị trí đặc biệt trong trái tim của những người con huyện đảo nói riêng và cả nước nói chung...

Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c