Việt Nam nằm trong vùng sinh thái Indomalaya. Theo Báo cáo tình trạng môi trường quốc gia năm 2005, Việt Nam nằm trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, xếp thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữu, Việt Nam có 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú, trong đó có 100 loài chim và 78 loài động vật có vú là loài đặc hữu. Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt, chiếm 9,6% tổng số loài tảo, cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển. Cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java đã được phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có thể cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.
Bản sắc văn hóa của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong đời sống sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế từ phong tục tập quán, trang phục cho đến phong cách ẩm thực. Dưới đây là những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam mà bạn có thể tìm hiểu.
Việt Nam có diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Chung đường biên giới với ba quốc gia, phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, còn phía đông là biển Đông. Năm 2019, dân số Việt Nam khoảng hơn 96 triệu người, đứng thứ 13 thế giới. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam là thành phố lớn thứ hai với 6,2 triệu dân, sau Thành phố Hồ Chí Minh, 8,8 triệu dân.
Nằm bên bờ Ka Long, dòng sông biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đền Xã Tắc, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, không chỉ là nơi thờ tự, thực hành các tín ngưỡng văn hóa dân gian của cư dân nơi đây mà còn có ý nghĩa như cột mốc văn hóa, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mới đây, di tích lịch sử - văn hóa hàng trăm năm tuổi này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia bởi những giá trị đặc sắc....