Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.
Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia xã hội chủ nghĩa nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan. Lãnh thổ Việt Nam xuất hiện con người sinh sống từ thời đại đồ đá cũ, khởi đầu với các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Âu Lạc bị nhà Triệu ở phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN sau đó là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập sau chiến thắng của Ngô Quyền trước nhà Nam Hán. Sự kiện này mở đường cho các triều đại độc lập kế tục và sau đó nhiều lần chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc cũng như dần mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng kết thúc sau chiến thắng trước nhà Minh của nghĩa quân Lam Sơn.
Ẩm thực chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt và đặc trưng của từng quốc gia trên thế giới. Nếu như khi nhắc đến sushi mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đến Nhật Bản, món kimchi gắn liền với Hàn Quốc, Thái Lan với món ăn nổi tiếng như tomyum, xôi xoài thì khi nhắc đến Việt Nam chắc chắn du khách sẽ không thể nào bỏ qua được món phở, bánh mì, bánh xèo, bún nem cua bể.
Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...