Việt Nam là một đất nước đầy hứng khởi cho du lịch và đầu tư. Đời sống đường phố nhộn nhịp, ẩm thực đặc sắc và cảnh đẹp hùng vĩ, tất cả đều đang chờ đón bạn. Một đất nước không ngừng chuyển động, Việt Nam luôn cân bằng văn hóa đô thị trẻ với các giá trị truyền thống. Trong thành phố, những ngôi chùa cổ kính chỉ cách quán xá hiện đại một lối rẽ. Ở làng quê, cuộc sống vẫn trôi theo dòng những con sông và mùa gặt. Nét đối lập giữa cũ và mới này làm nên một phần không nhỏ sức hấp dẫn của Việt Nam. Thêm một lý do nữa để ghé thăm Việt Nam chính là vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Miền Bắc có những ngọn núi hùng vĩ và vịnh đá vôi tuyệt đẹp. Đường biển miền Trung dẫn lối đến những di tích lịch sử và những bãi tắm thơ mộng. Còn ở miền Nam, đời sống không ngủ của thành phố Hồ Chí Minh và những ngôi làng ven sông ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ khiến bạn muốn nán lại mãi.
Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia xã hội chủ nghĩa nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan. Lãnh thổ Việt Nam xuất hiện con người sinh sống từ thời đại đồ đá cũ, khởi đầu với các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Âu Lạc bị nhà Triệu ở phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN sau đó là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập sau chiến thắng của Ngô Quyền trước nhà Nam Hán. Sự kiện này mở đường cho các triều đại độc lập kế tục và sau đó nhiều lần chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc cũng như dần mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng kết thúc sau chiến thắng trước nhà Minh của nghĩa quân Lam Sơn.
Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những địa danh ở Quảng Trị như: Hiền Lương- Bến Hải, Vịnh Mốc, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đường 9, Khe Sanh, Tà Cơn, Cửa Việt, Thành Cổ… đã đi vào lịch sử dân tộc. Nhắc đến Quảng Trị nhiều người đều nhớ đến Thành Cổ Quảng Trị với trận chiến ác liệt kéo dài trong suốt 81 ngày đêm. Vậy nên, hòa bình lúc nào cũng là khát vọng cháy bỏng của người dân tỉnh Quảng Trị cũng như của toàn thể nhân dân Việt Nam. Khát vọng hòa bình cũng chính là tâm nguyện của hàng chục vạ