VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh chưng bà Thìn - Nam Định | Đặc sản Tỉnh Nam Định

Câu ca dao dân gian đã gắn liền với tuổi thơ chúng ta:

“Ai qua Yên Định hãy dừng
Hương quê xin nếm bánh chưng bà Thìn”

Bánh chưng bà Thìn là một món đặc sản Nam Định trứ danh, đây còn được xem là niềm tự hào của người dân vùng quê Hải Hậu. Bánh chưng của bà Thìn đã có từ rất lâu trước đây, vào khoảng năm 1948. Hồi ấy, bánh chưng của bà Thìn vô cùng nổi tiếng ở phố huyện. Bánh chỉ cần vớt ra đến đâu là hết vèo ngay đến đó. Bánh ngon là bởi cái tâm của bà gói gọn trong từng lớp bánh. Dù cho gạo, thịt đậu có tăng giá theo thời gian, bánh bà Thìn gói vẫn không hề lỏng tay, chắt bớt nhân hay rút bớt gạo.

Bánh chưng bà Thìn

Bánh chưng bà Thìn

TÌM HIỂU BÁNH CHƯNG BÀ THÌN

Bánh chưng bà Thìn đã bao lần theo xe lên Hà Nội, theo ba lô anh bộ đội mang bánh ngược lên Lạng Sơn, xuôi con tàu rập rờn bánh ra tận những hòn đảo xa xôi. Sau lớp lá dong xanh mướt là một lớp gạo sáng như ngọc bao bọc quanh lớp nhân đậu thịt thơm ngon, vừa miệng,… Từ xưa đến nay, bánh chưng bà Thìn vẫn luôn hiện hữu trên bàn thờ tổ tiên vào những dịp lễ Tết. Ngày nay, du khách tìm mua bánh chưng bà Thìn còn là để thưởng thức vào những ngày bình thường hay mang về làm quà cho người thân và bạn bè.

Tìm hiểu bánh chưng bà Thìn

Tìm hiểu bánh chưng bà Thìn

Bánh chưng ngon hơn hẳn khi được kết hợp cùng một bát dưa hành, thịt nấu đông ăn kèm. Ôi hương vị ngày tết ngập tràn trong dạ dày. Cụ Thìn nay đã thành người thiên cổ! Thế nhưng, nghề làm bánh chưng gia truyền vẫn luôn được nhiều lớp con cháu của cụ gìn giữ trọn vẹn, cố gắng phát huy thương hiệu lâu nay của tổ tiên mình. Thức quà đặc sản Nam Định này không cần phải quảng cáo mà ai cũng biết đến.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là một đất nước đầy hứng khởi cho du lịch và đầu tư. Đời sống đường phố nhộn nhịp, ẩm thực đặc sắc và cảnh đẹp hùng vĩ, tất cả đều đang chờ đón bạn. Một đất nước không ngừng chuyển động, Việt Nam luôn cân bằng văn hóa đô thị trẻ với các giá trị truyền thống. Trong thành phố, những ngôi chùa cổ kính chỉ cách quán xá hiện đại một lối rẽ. Ở làng quê, cuộc sống vẫn trôi theo dòng những con sông và mùa gặt. Nét đối lập giữa cũ và mới này làm nên một phần không nhỏ sức hấp dẫn của Việt Nam. Thêm một lý do nữa để ghé thăm Việt Nam chính là vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Miền Bắc có những ngọn núi hùng vĩ và vịnh đá vôi tuyệt đẹp. Đường biển miền Trung dẫn lối đến những di tích lịch sử và những bãi tắm thơ mộng. Còn ở miền Nam, đời sống không ngủ của thành phố Hồ Chí Minh và những ngôi làng ven sông ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ khiến bạn muốn nán lại mãi.

Những con phố vẽ nên cuộc sống của người Việt. Phố xá ở đây không chỉ để đi lại. Đường phố và vỉa hè còn là nơi buôn bán, ăn uống, là điểm hẹn hò bên ly cà phê, là nơi cắt tóc hay nghỉ ngơi. Các thành phố lớn luôn tràn đầy sức sống với tiếng rầm rì của hàng triệu chiếc xe máy, nơi bạn có thể cảm nhận một nguồn năng lượng không ngừng sục sôi trên mỗi con đường.

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Bến cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây ngoài trưng bày những hiện vật gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Người, còn đặc biệt ghi dấu sự kiện ngày 5/6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Việt Nam từ Bến cảng Nhà Rồng bắt đầu hành trình bôn ba thế giới để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp...