VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh chưng đen Sìn Hồ – Lai Châu | Đặc sản Tỉnh Lai Châu

Top 13 món ăn đặc sản Lai Châu ngon lạ hút khách du lịch

Bánh chưng đen của người Dao khâu cũng là một loại bánh chưng được làm từ nguyên liệu gạo nếp, thịt lợn. Tuy nhiên để làm loại bánh chưng này thì gạo nếp sẽ được nhuộm đen. Khi luộc xong, bánh có màu đen rất đều và đẹp mắt, vì thế mà người Dao khâu gọi là bánh chưng đen.

Để làm được những chiếc bánh chưng đen thơm ngon ngày Tết, người Dao khâu phải vào rừng sâu tìm lá mây rừng. Dân bản địa cho rằng cây mây rừng là một trong những vị thuốc chữa đươc bệnh vô sinh, tốt cho việc tiêu hóa, lá lại rất thơm do vậy gói bánh bằng lá mây rừng sẽ vừa tạo được vị thơm ngon cho bánh, vừa chữa được bệnh.

Lá mây rừng sau khi rửa sạch sẽ được mang đi luộc rồi lau khô để lá mềm dễ gói. Gạo nếp chọn để gói bánh chưng đen là loại gạo nếp trắng thơm dẻo được nhuộm đen bằng bột than của cây Tạ Chiểm chứ không phải làm từ nếp cẩm hay là loại gạo nếp có màu đen tự nhiên như nhiều người tưởng.

Top 13 món ăn đặc sản Lai Châu ngon lạ hút khách du lịch
Ảnh: Sơn Nữ Amuikeo

Để làm được loại bánh chưng đen ngon thì công đoạn nhuộm gạo là quan trọng nhất. Muốn có được màu bánh đẹp bóng thì phải kiếm được loại cây Tạ Chiểm già mang phơi khô rồi đốt thành than, sau đó nghiền thành bột mịn để nhuộm với gạo nếp thơm.

Công đoạn cầu kỳ nhất là trộn bột than cây Tạ Chiểm với gạo sao cho hạt gạo đen nhánh mới đạt. Ngoài ra, trước khi gói bánh, việc chuẩn bị nhân bánh cũng rất quan trọng. Dân Bản địa rang thơm quả thảo quả, giã mịn trộn với thịt mỡ lợn đã cắt dài độ một gang tay, rồi trộn thêm ít muối tạo vị đậm đà cho bánh.

Nhân bánh ngoài thịt mỡ lợn ngon thì nhất định phải có một chút thảo quả để khi ăn bánh không bị nóng cổ mà lại lành bụng, không bị đầy, bị chướng. Bánh chưng đen ngày tết được bà con ưa chuộng không chỉ bởi hương vị thơm ngon, mà còn vì bánh để được rất lâu, đến hết tháng giêng bánh mang lên nương ăn vẫn rất thơm ngon.

Top 13 món ăn đặc sản Lai Châu ngon lạ hút khách du lịch

Gói bánh chưng đen đơn giản, không cầu kỳ nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người phụ nữ. Sau khi đủ nguyên liệu thì các mẹ, các chị sẽ cùng ngồi để gói bánh. Gạo nhuộm đen được xúc vào chiếc lá mây đã xếp sẵn, cho thêm nhân thịt, rồi gói thành những chiếc bánh dài, sau đó mới đem luộc chín.

Trong đêm 30 Tết, con cháu trong gia đình cùng vây quanh bếp lửa hồng đón giao thừa, nấu nồi bánh chưng đen và trò chuyện đón năm mới.

Đến giao thừa thì cũng là lúc bánh chín. Người lớn trong nhà sẽ vớt những chiếc bánh chưng thơm ngon để cúng tổ tiên ngày tết. Loại bánh này có ý nghĩa cầu cho sung túc, đầy đủ, năm mới lụa gạo đầy nhà, gia đình được trong ấm ngoài êm.

Với sự thơm dẻo và độc đáo, bánh chưng đen – loại bánh mang đậm hương vị mộc mạc của núi rừng đã góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của người Dao Sìn Hồ trong những ngày Tết.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và mang những nét độc đáo rất riêng mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Sự khác biệt tạo nên sự ấn tượng cho nền văn hóa của Việt Nam có thể nhắc đến như trang phục, phong tục tập quán, ẩm thực. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.

Bến cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây ngoài trưng bày những hiện vật gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Người, còn đặc biệt ghi dấu sự kiện ngày 5/6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Việt Nam từ Bến cảng Nhà Rồng bắt đầu hành trình bôn ba thế giới để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp...