VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh cuốn trứng - Lạng Sơn | Đặc sản Tỉnh Lạng Sơn

Bánh cuốn trứng là đặc sản ở thành phố Lạng Sơn, khác bánh cuốn ở các nơi khác ở phần nhân bánh và nước dùng, người làm sẽ đập một quả trứng vào giữa nồi hấp, đậy nắp đợi trứng chín mới dùng que tre lấy bánh lại và cho ra đĩa, rắc chút thịt băm thơm ngon lên trên. 

dac san Lang SonNước dùng bánh cuốn Lạng Sơn sẽ gồm 1 chút thịt băm đã được rang lên thơm nức, 1 chút rau mùi thái nhỏ, bỏ vào trong nước dùng được ninh từ xương. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Địa chỉ bán: 

  • Quán Bà Thắm, địa chỉ số 14 Nguyễn Du, thành phố Lạng Sơn
  • Quán Bắc Hùng, địa chỉ số 21 Nguyễn Du, thành phố Lạng Sơn
  • Quán Hương Phi, địa chỉ số 27 Nguyễn Du, thành phố Lạng Sơn
  • Quán Thu Hiền, địa chỉ số 13 Nguyễn Du, thành phố Lạng Sơn
  • Quán Bà Thảo, địa chỉ số 13 Ngô Quyền, thành phố Lạng Sơn

Giá: Khoảng 10.000 – 20.000/suất

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...

Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c