Bánh Đa Kế là một món ăn mang đậm chất quê hương dân dã Bắc Giang kết hợp hòa quyện giữa vị béo của vừng đen, ngọt thơm của gạo, bùi bùi của lạc và khoai lang,.. và không biết từ bao giờ nó đã trở thành món quà không thể thiếu của du khách khi đến tham quan Bắc Giang.
Món ăn chơi tưởng chừng như bình dị có phần khô khốc này dưới bàn tay tỉ mỉ khéo léo của người dân làng Kế xã Dĩnh Kế – Bắc Giang lại trở nên giòn tan, béo bùi lạ lùng.
Đi qua làng Kế những ngày nắng du khách sẽ cảm thấy thích thú trước hình ảnh hàng trăm chiếc phên phơi bánh đa xếp ngay hàng thẳng lối khắp các nẻo đường, mái nhà. Người dân làng nghề bánh đa Kế quanh năm gắn liền với những chiếc bánh đa trắng tròn, đặc biệt vào mùa nông nhàn thì lại càng nhộn nhịp.
Bánh đa Kế được nướng quạt bằng bàn tay thoăn thoát của người thợ bên bếp than hồng, Khi bánh chín sẽ chuyển sang màu vàng rượm, hương thơm lan tỏa. Ăn những chiếc bánh đa có vị bùi, ngọt lại giòn mà lòng lại nôn nao nhớ về Dĩnh Kế, nhớ cái nét ẩm thực dân dã cùng hình ảnh phiên chợ quê nơi những gánh hàng bánh đa thân thương một thời.
Nguồn: Internet.
Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và mang những nét độc đáo rất riêng mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Sự khác biệt tạo nên sự ấn tượng cho nền văn hóa của Việt Nam có thể nhắc đến như trang phục, phong tục tập quán, ẩm thực. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.
Việt Nam có diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Chung đường biên giới với ba quốc gia, phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, còn phía đông là biển Đông. Năm 2019, dân số Việt Nam khoảng hơn 96 triệu người, đứng thứ 13 thế giới. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam là thành phố lớn thứ hai với 6,2 triệu dân, sau Thành phố Hồ Chí Minh, 8,8 triệu dân.
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c