VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh đúc mặn - Cần Thơ | Đặc sản Thành phố Cần Thơ

Bánh đúc mặn – đặc sản Cần Thơ được du khách yêu thích không chỉ bởi bề ngoài trắng trẻo, đầy đặn mà còn bởi hương vị đậm đà kết hợp từ bột gạo, tôm, thịt bằm và các loại gia vị đặc trưng (tiêu, hành,…). Để làm ra những chiếc bánh đúc thơm ngon, đầu bếp cần chuẩn bị bột gạo xay thật nhuyễn và đổ bột vào hấp theo từng lớp. Khi ăn, du khách ăn bánh kèm dưa chuột (dưa leo), giá, rau thơm và nước chấm tỏi ớt đậm đà.

Đặc sản Cần ThơBánh đúc mặn Cần Thơ – ăn là nghiền (Nguồn: sưu tầm)

Địa chỉ quán: chợ Cái Răng, đường Lý Thường Kiệt, Cần Thơ hoặc đường 30/4, An Lạc, Ninh Kiều, Cần Thơ 

Giá tham khảo: khoảng 25.000 VNĐ/ suất

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Đặc sản mỗi vùng miền Việt Nam mang trong mình lối sống địa phương và tinh hoa thiên nhiên nơi đó. Miền Bắc trân trọng những công thức nấu ăn tinh tế, như bát bún thang ngon phải được chuẩn bị trong nhiều giờ. Tại miền Trung, truyền thống ẩm thực hoàng cung và gia vị đặc trưng hòa quyện trong những món ăn độc đáo như cơm sen hay nem lụi. Cá kho tộ và canh chua miền Nam thì đến từ nguồn thủy sản dồi dào, niềm tự hào của đồng bằng sông Cửu Long.

Mùi thơm của ly cà phê Việt Nam là chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời. Đất bazan Tây Nguyên màu mỡ nuôi lớn những cây cà phê robusta chất lượng. Những hạt cà phê này là một trong các sản phẩm xuất khẩu được thế giới yêu quý nhất của Việt Nam. Văn hóa cà phê Việt Nam rất đa dạng, bạn dễ dàng đếm được hàng trăm quán cà phê trong các thành phố lớn. Người Việt pha cà phê truyền thống bằng phin nhôm. Ngắm thời gian trôi trong khi chờ ly cà phê nhỏ giọt khiến món uống này thêm phần đậm đà.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa

Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...