Bánh nhãn nhưng đặc biệt lại không phải được làm từ quả nhãn? Là sao nhỉ? Thực ra dân gian xưa nay thường đặt tên bánh theo hình dạng bên ngoài của nó. Vì như bánh nhãn là vì bánh có màu vàng óng bắt mắt, tròn như long nhãn, hấp dẫn người nhìn từ cái nhìn đầu tiên. Đặc sản Nam Định nổi tiếng này vẫn khiến cho du khách vô cùng thích thú. Bởi sự ngọt ngào và cái vị ngậy béo đặc trưng của trứng.
NGUYÊN LIỆU BÁNH NHÃN
Bánh chỉ được làm từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Người ta dùng bột nếp đánh quện lên cùng với trứng rồi đem đi vo tròn thành từng viên nhỏ. Sau đó đem đi chiên lên, thế mới tạo ra được cái vị giòn tan, hơi ngòn ngọt và bùi bùi đặc trưng. Ngồi nhấm nháp một ít bánh cho vui miệng, hoặc thưởng thức cùng tách trà mạn để làm dịu đi cái vị ngọt của bánh thì tuyệt cú mèo. Bạn có thể nhìn ra sự tự hào của người Hải Hậu về món đặc sản quê hương này trong những tứ thơ xưa:
Quê tôi bánh Nhãn thơm giòn
Kém gì vật lạ của ngon quê người
Nõn nà chỉ nếp trắng thôi
Trứng gà đường kính tay người làm ra
Người quê chân chất thật thà
Bánh ngon đặc sản gần xa tiếng đồn
Ai qua mảnh đất Hải Hậu
Hẳn không quên vị thơm giòn quê hương.
- Gợi ý địa điểm mua: Bánh nhãn Vân Đích
- Địa chỉ: 25 khu 6, thị trấn Yên Định, Hải Hậu Nam Định
- Giá tham khảo: 50.000đ/gói
Nguồn: Internet.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa
Việt Nam nằm trong vùng sinh thái Indomalaya. Theo Báo cáo tình trạng môi trường quốc gia năm 2005, Việt Nam nằm trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, xếp thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữu, Việt Nam có 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú, trong đó có 100 loài chim và 78 loài động vật có vú là loài đặc hữu. Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt, chiếm 9,6% tổng số loài tảo, cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển. Cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java đã được phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có thể cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.
Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).