VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh tét ba nhân - Vĩnh Long | Đặc sản Tỉnh Vĩnh Long

Không biết từ khi nào cứ dịp Tết bà con miền Tây lại nô nức gói bánh tét. Tùy vùng miền mà người ta lại sáng tạo ra một loại bánh khác nhau. Riêng ở miệt vườn Vĩnh Long thì có bánh tét ba nhân ngon thuộc hàng .

Tổng hợp tất cả đặc sản Vĩnh Long: Bánh tét ba nhân - VietFlavour.com

Bánh tét ba nhân ngon từ khâu xào nếp với nước cốt dừa pha mỡ hành. Đậu xanh đãi vỏ, thịt mỡ, chuối vừa chín là những thứ cần thiết cho một đòn bánh. Những tàu lá chuối rọc bỏ sống lá (gân lá) được lau sạch để gói bánh. Rồi từng lớp theo thứ tự nếp – chuối – đậu – thịt mỡ gói thật đều tay. Khéo léo cột thật tròn và đều rồi cho vào nấu. Sau vài lần châm nước, lá chuối ngả vàng là bánh chín.

Những đòn bánh còn nghi ngút khói được treo lên cho ráo nước. Đợi mặt lá chuối ráo hảnh là đã có thể đặt lên bàn gia tiên hoặc cắt vài khoanh nhân buổi gia đình tề tựu.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Đặc sản mỗi vùng miền Việt Nam mang trong mình lối sống địa phương và tinh hoa thiên nhiên nơi đó. Miền Bắc trân trọng những công thức nấu ăn tinh tế, như bát bún thang ngon phải được chuẩn bị trong nhiều giờ. Tại miền Trung, truyền thống ẩm thực hoàng cung và gia vị đặc trưng hòa quyện trong những món ăn độc đáo như cơm sen hay nem lụi. Cá kho tộ và canh chua miền Nam thì đến từ nguồn thủy sản dồi dào, niềm tự hào của đồng bằng sông Cửu Long.

Mùi thơm của ly cà phê Việt Nam là chiếc đồng hồ báo thức tuyệt vời. Đất bazan Tây Nguyên màu mỡ nuôi lớn những cây cà phê robusta chất lượng. Những hạt cà phê này là một trong các sản phẩm xuất khẩu được thế giới yêu quý nhất của Việt Nam. Văn hóa cà phê Việt Nam rất đa dạng, bạn dễ dàng đếm được hàng trăm quán cà phê trong các thành phố lớn. Người Việt pha cà phê truyền thống bằng phin nhôm. Ngắm thời gian trôi trong khi chờ ly cà phê nhỏ giọt khiến món uống này thêm phần đậm đà.

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...