VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh tráng me - Tây Ninh | Đặc sản Tỉnh Tây Ninh

Bánh tráng me là thành phẩm sáng tạo của người dân từ món bánh tráng đơn thuần, trở thành là món ăn vặt ngon ở Tây Ninh được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Một bít bánh tráng me bao gồm một ít bánh tráng phơi sương gấp xếp vuông vắn, các gói gia vị (bột tôm rang, muối ớt, hành phi, đậu phộng, ớt bột) và 1 bịch nước me sền sệt chua ngọt. 

Bánh tráng me là món ăn vặt ưa thích của nhiều bạn trẻ. Bạn cứ thế trộn các gói gia vị này với nước me để làm nước chấm. Tùy theo khẩu vị của từng người mà có thể gia giảm cho vừa ăn. Sau đó gỡ từng miếng bánh tráng đó ra cuốn lại, chấm rồi nhai và từ từ cảm nhận thôi.

Ăn gì ở Tây Ninh ngon? Bánh tráng me Tây Ninh (Nguồn: vntrip.vn)Ăn gì ở Tây Ninh ngon? Bánh tráng me Tây Ninh (Nguồn: Sưu tầm)

  • Giá tham khảo: từ 10.000 đ/bịt

Địa điểm gợi ý: 

  • Chợ và các cửa hàng tạp hóa tại Tây Ninh
  • Số 1/55 – khu phố Rạch Sơn – Gò Dầu – Tây Ninh

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...