VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh tráng nước dừa - Bình Định | Đặc sản Tỉnh Bình Định

Bánh tráng giòn ngon, thơm vị cơm dừa chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng khi đi du lịch Quy Nhơn. Nguyên liệu làm bánh chủ yếu là từ Củ Mì hay còn gọi là Củ Sắn xắt nhỏ, sau đó trộn chung với cơm dừa nạo nhỏ, đun nóng trong một nồi. Khi nào hòa quyện vừa đủ múc ra bằng gáo dừa, tráng đều thành hình tròn và đều tay, rồi đem phơi khô là có bánh tráng nước dừa ngon.

Bánh tráng nước dừa - Ảnh: Sưu tầm
Bánh tráng nước dừa – Ảnh: Sưu tầm

Món này ăn vui miệng, có thể thay thế cơm. Hoặc khi bạn mua về làm quà cho người thân mỗi dịp ghé thăm Quy Nhơn thì càng đáng quý.

Gợi ý địa điểm: Cửa hàng Mận Khoa
Địa chỉ: 58 Vũ Bảo, Tp. Quy Nhơn

Giá tham khảo:  75.000đ/ràng

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa

Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...

Nằm ở tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng được biết tới bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc, những lợi thế tốt để phát triển du lịch làng nghề. Mới đây xã Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch của thành phố Hà Nội.