VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh xèo Cao Lãnh - Đồng Tháp | Đặc sản Tỉnh Đồng Tháp

dac-san-dong-thap-3

Đồng Tháp có đặc sản gì: Món ngon bánh xèo Cao Lãnh Đồng Tháp

  • Bánh xèo là món ăn quen thuộc với nhiều du khách. Tuy nhiên mỗi một vùng miền món bánh xèo lại mang một hương vị riêng. Bánh xèo Cao Lãnh Đồng Tháp cũng vậy.
  • Đặc sản Đồng Tháp bánh xèo Cao Lãnh được làm từ bột gạo, đổ thật mỏng trong chảo nhôm, được đốt trên lò củi, ăn giòn giòn, ngon miệng.
  • Gạo làm bột đổ bánh thường được chọn là loại gạo mới, có mùi thơm. Gạo thường được mang đi ngâm, xay nhuyễn hòa với nước cốt dừa, chút muối, hành lá xắt nhuyễn.
dac-san-dong-thap-24

Món ngon Đồng Tháp: Bánh xèo

  • Nguyên liệu cơ bản để làm nhân bánh xèo là củ sắn (củ đậu) và giá đậu xanh. Cùng với củ sắn và giá, bánh xèo đặc sản Đồng Tháp thường được làm nhân tôm thịt và bánh xèo thịt vịt. Tôm là tôm đất hoặc tôm sú. Thịt heo chọn phần thăn để thịt mềm.
  • Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì tráng phần bột mỏng, sau đó cho lần lượt các loại nhân vào. Khi bánh giòn rồi thì gấp lại làm đôi, ăn giòn giòn, ngon miệng.
  • Khi thưởng thức bạn sẽ có các loại rau ăn kèm vô cùng đa dạng và phong phú như xà lách, cải cay, rau quế, diếp cá, đọt bằng lăng,… Chấm đặc sản Đồng Tháp này cùng với chén nước mắm chua ngọt vô cùng hấp dẫn

Địa chỉ tham khảo:

  • Quán bánh xèo Hồng Ngọc – 228 Lê Duẩn, Phường Mỹ Phú, Cao Lãnh, Đồng Tháp
  • Quán bánh xèo Út Nàng – 226 Lê Duẩn, Phường Mỹ Phú, Cao Lãnh, Đồng Tháp
  • Quán bánh xèo Hai Thập – Phường Mỹ Phú, Cao Lãnh, Đồng Tháp

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.