VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh xèo - Quảng Nam | Đặc sản Tỉnh Quảng Nam

Bánh xèo là một món ăn dân giã đặc trưng của Việt Nam, tuy nhiên ở mỗi vùng miền, bánh xèo lại mang những hương vị khác nhau. Ở Hội An, thành phố ẩm thực nổi tiếng với các vị bánh cũng không ngoại lê, bánh xèo cũng là một trong những món ăn vặt khá nổi tiếng ở đây.

Ảnh: Sưu tầm

Bánh xèo Quảng Nam không giòn như bánh xèo Sài Gòn mà có độ mềm nhất định, nhân bánh cũng có phần đơn giản hơn với thịt ba chỉ và tôm đất hoặc chỉ cần tôm đất cũng đủ làm nên chiếc bánh ngon. Bánh xèo đất Quảng thường chỉ được cắt đôi, thậm chí nếu nhỏ còn để nguyên. Chiếc bánh thơm, mềm, nóng hổi được cuốn cùng nhiều loại rau sống nhưng không thể thiếu được lá cải xanh. Vị đắng của cải khi ăn kèm bánh sẽ giúp chống ngấy vừa khiến bánh ngon hơn. Khi ăn, lấy một miếng bánh cuốn cùng rau sống và bánh tráng rồi chấm với nước chấm pha từ nước mắm các cơm, gừng và đậu phộng xay nhuyễn. Chiếc bánh tuy đơn giản nhưng lại gây nghiện cho biết bao nhiêu người.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Những con phố vẽ nên cuộc sống của người Việt. Phố xá ở đây không chỉ để đi lại. Đường phố và vỉa hè còn là nơi buôn bán, ăn uống, là điểm hẹn hò bên ly cà phê, là nơi cắt tóc hay nghỉ ngơi. Các thành phố lớn luôn tràn đầy sức sống với tiếng rầm rì của hàng triệu chiếc xe máy, nơi bạn có thể cảm nhận một nguồn năng lượng không ngừng sục sôi trên mỗi con đường.

Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Nằm bên bờ Ka Long, dòng sông biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đền Xã Tắc, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, không chỉ là nơi thờ tự, thực hành các tín ngưỡng văn hóa dân gian của cư dân nơi đây mà còn có ý nghĩa như cột mốc văn hóa, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mới đây, di tích lịch sử - văn hóa hàng trăm năm tuổi này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia bởi những giá trị đặc sắc....