VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bún mắm nêm - Gia Lai | Đặc sản Tỉnh Gia Lai

Bún mắm nêm – Món đặc sản dân dã nhưng rất đỗi thơm ngon. Sự hòa quyện của các loại gia vị sẽ làm nên một hương vị đặc trưng của món ăn. Loại gia vị an kèm với bún mang theo tên của bún đó chính là mắm nêm. Một loại mắm đặc biệt được làm gia từ những con cá cơm tươi ngon. Sau khi đươc chọn lựa kĩ lưỡng cá sẽ được rửa sạch, ướp cùng với muối theo một tỷ lệ phù hợp rồi được ủ kĩ. Sau 5- 9 ngày cá chín và tạo thành mắm nêm. Khi đem ra dùng mắm nêm có màu đỏ đồng sánh mịn, đặc quánh nom rất bắt mắt.

Bún mắm nêm đặc sản thơm ngon không thể thiếu ở Gia Lai

Khi ăn cùng bún, mắm nên sẽ được cho thêm chanh tỏi ớt, để giảm bớt đi độ mặm của mắn và dậy lên mùi thơm cho món bún mắn nêm. Một tô bún sẽ được ăn kèm cùng chả, giò, thịt ba chỉ, trứng cuộn, hành phi… và một số loại rau ăn kèm như giá, xà lách, dưa leo…

Trộn đều tất cả các gia vị và rau thơm cho vào tô bún cùng mắm nêm. Bạn sẽ cảm nhận được mùi ngậy ngậy béo của thịt, hương thơm nồng của cá, mùi thanh thanh của các vị rau… Bún mắm nêm ngon bình dân nhưng không hề tầm thường.  

Đặc sản bún mắm nêm Gia Lai

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).

Lạng Sơn, vùng đất địa đầu của Tổ quốc, vào những ngày xuân nên thơ hơn với những triền đào phai khoe sắc, những vườn mơ nở trắng xóa trải dài. Du xuân nơi xứ Lạng, du khách không chỉ được khám phá cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa tâm linh của cư dân nơi này như: Hội đền Kỳ Cùng, Hội đền Tà Phủ, Lễ hội Đồng Đăng, chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên…