VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bún ốc - Kon Tum | Đặc sản Tỉnh Kon Tum

Ghé qua bờ kè Bạch Đằng, thực khách chắn chắn không thể bỏ lỡ quán ăn ngon ở Kon Tum – bún ốc bờ kè. Không gian của quán khá thoáng mát, có chỗ để xe rộng rãi nên chiều chiều nơi đây đều rất đông khách.

#Top 20 quán ăn ngon Kon Tum nổi tiếng nhất định phải thưởng thứcNhững bát bún ốc nóng hổi, có hương vị chua cay đậm đà

Món bún ốc của quán rất đặc biệt, vừa có vị ngọt béo của nước cốt dừa hoà cùng với nước luộc ốc, nhưng cũng lại có vị cay nồng của ốc được chưng qua nước ớt. Ăn bún ốc mà thưởng thức cùng với bánh bột lọc của quán thì quả là tuyệt vời, chắc chắn sẽ khiến thực khách “nhớ đời”.

Đến vùng này mà không thưởng thức qua một lần những quán ăn ngon Kon Tum này thì quả là một sự nuối tiếc. Các bạn hãy nhanh chóng lưu lại địa chỉ trên trong list của mình để nếu có dịp du lịch thì hãy nếm thử nhé.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...

Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...