Trong tâm hồn người Việt, món ăn truyền thống như một phần không thể tách rời. Khi xa quê, chính hương vị ấy lại khiến lòng người thổn thức, vương vấn. Đối với người vùng quê Thanh Thủy, Phú Thọ, có lẽ điều làm họ nhớ nhất về ẩm thực quê hương là món búp khoai kho – món ăn dân giã, quen thuộc của tuổi thơ bình dị, mang đậm hương vị của đồng đất ven sông.
Nói đến búp khoai nhiều người sẽ nghĩ đến búp khoai lang, nhưng thực chất búp khoai dùng để chế biến ra món ăn này một loại khoai có dọc (có nơi còn gọi là bẹ hoặc đài khoai) như: Khoai trứng, khoai riềng, khoai lủi, khoai tím…. Thứ khoai trên rất dễ trồng, thường ở làng quê nào cũng có. Củ khoai dùng luộc hoặc xào nấu làm canh ăn không biết chán. Dọc khoai dùng chăn nuôi lợn rất hay ăn chóng lớn. Còn búp khoai (trừ khoai đốm là loại khoai rất ngứa ít người dùng) đem kho tương cho ta thứ canh ăn rất ngon, mang đậm đà hương vị làng quê.
Búp khoai đã sơ chế trước khi đem kho (Ảnh: Sưu tầm)
Khoai thường trồng từ tháng 11 âm lịch năm trước đến tháng 5 năm sau thì thu hoạch. Thời gian từ khi khoai mọc đến trung tuần tháng 4 là thời kỳ khoai phát triển và đẻ con, không nên hái búp khoai vì lúc này búp không ngon và thiếu chất dinh dưỡng . Mãi đến đầu tháng 5, trước khi thu hoạch một, hai tuần người ta mới hái búp khoai cho khoai chùn lại để tập trung dinh dưỡng nuôi cho củ to mập. Để có món búp khoai kho vừa ngọt lại không ngứa, từ khâu chuẩn bị đến các thao tác nấu phải rất cầu kỳ, cẩn thận, chu đáo. Kinh nghiệm khi hái búp khoai là chọn những búp lá còn quấn tròn chặt rồi đem về rải ra nong phơi dưới nắng nhạt cho hơi tái (thường hái vào buổi sáng sớm, phơi vào buổi trưa để chiều nấu).
Chế biến món ăn dân dã mà vô cùng ngon này cũng có những lưu ý vì nếu không cẩn thận rất có thể sẽ bị ngứa. Phải chọn những búp lá còn quấn tròn chặt rồi đem về phơi dưới nắng. Trước khi nấu, trên cùng rải một lượt cua đồng đã bóc bỏ yếm và mu. Lấy hai thanh tre ghim chéo chữ thập ở trên miệng nồi để khi đun sủi búp khoai không bị bồng lên. Lấy một muôi tương ngon hòa loãng với nước cho vào săm sắp búp khoai rồi bắc lên đun. Khi sủi chú ý để nhỏ lửa, chỉ cho sủi lăm tăm. Tuyệt đối không nhúng đũa vào. Khi đun cần theo dõi nếu nước cạn thì dùng tương hòa với nước có mỡ lợn thỉnh thoảng múc tưới vào. Rồi tùy theo nồi canh to hay nhỏ, lượng nhiều hay ít mà ta có thể cho một hay hai quả dọc đã được nướng chín, rửa bỏ sạch vỏ, hột rồi dằm nhỏ dải lên trên và cho thêm một chút nước hàng vào đun cho cạn là được. Lúc này có thể lấy đũa nhúng vào kiểm tra độ mặn nhạt để điều chỉnh cho vừa. Khi ăn, ta nhấc ghim tre ra, lấy đũa gắp khéo từng chiếc búp khoai lên bát. Trông từng chiếc búp khoai bên ngoài vẫn săn nguyên nhưng bên trong đã chín mềm mục, tỏa ra mùi thơm ngậy của dọc, của cua, ngọt ngào của tương và hương vị đặc trưng của khoai đồng, ăn vào thật khó quên. Sau khi đã tuân thủ những quy định nhiêm ngặt khi nấu thì thành quả chính là nồi búp khoai kho cực kì hấp dẫn. Ngoài nấu với cua, búp khoai còn có thể nâu với xương sườn, cũng mang đến một hương vị rất đậm đà, béo ngậy.
Búp khoai còn có thể nấu với xương sườn thành món canh thơm ngon (Ảnh: Sưu tầm)
Ẩm thực đôi khi không chỉ là ẩm thực, hương vị của những món ăn còn là sợi dây kết nối chúng ta với quê hương, với nguồn cội, với gia đình. Dù ngày nay, mỗi con người được tiếp xúc với với vô số món ăn ngon, hiện đại, màu sắc bắt mắt, nhưng những món ăn giản dị, quê mùa vẫn có thể khiến chúng ta cảm nhận cái ngon của tất thảy những nguyên liệu đời thường. Nếu có cơ hội đến với Thanh Thủy (Phú Thọ), bạn nên một lần thưởng thức món búp khoai kho để cảm nhận hương vị thơm ngon của món ăn dân giã này. Đây có thể là món ăn lạ đối với nhiều du khách nhưng chắc chắn sẽ là món ăn không thể nào quên khi về thăm Đất Tổ.
Nguồn: Internet.
Tám di sản thế giới UNESCO trải dài khắp Việt Nam. Mỗi nơi lại mang đến những góc nhìn thú vị về đời sống địa phương và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Hoàng Thành và các lăng tẩm Huế đưa bạn về với triều Nguyễn đầy những thăng trầm. Phố cổ Hội An từng là một điểm hẹn nhộn nhịp của tàu thuyền và lái thương khắp thế giới. Khắp các tỉnh thành khác, bạn sẽ bắt gặp các di tích cổ xưa, các khung cảnh thơ mộng, những miếng ghép sống động tạo nên bức tranh di sản Việt Nam.
Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.
Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...
Việt Nam – một đất nước uốn lượn theo hình chữ S bên bờ biển Đông có 54 dân tộc anh em với những con người kiên cường, bất khuất, hiên ngang trước bao cuộc chiến tranh xâm lược; một đất nước có những vùng đất bề dày mấy ngàn năm lịch sử. Với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và dồi dào, chúng ta – những người con của đất Việt vẫn thường hay tự hào khi nhắc về Tổ Quốc, quê hương của mình. Mời quý thính giả cùng VOVLIVE trải nghiệm vẻ đẹp của đất nước và