VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Cá thu một nắng - Hải Phòng | Đặc sản Thành phố Hải Phòng

Cá thu một nắng
Cá thu một nắng

Hải Phòng là vùng biển dường như rất được thiên nhiên ưu ái với những hải sản tươi ngon, đa dạng. Một trong số đó là cá thu với hương vị thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Đến Hải Phòng thưởng thức cá thu mà muốn mang về làm quà cho người thân thì đã có cá thu một nắng Hải Phòng nổi tiếng khắp mọi miền tổ quốc.

 

Cá thu một nắng với hương vị thơm ngon

Cá thu một nắng với hương vị thơm ngon

Để làm ra cá thu một nắng ngon, khâu chọn cá rất quan trọng, người ta phải lựa chọn những con cá thu to, chắc thịt, thường là cá thu phấn, làm sạch, chỉ giữ lại phần thân. Sau đó xắt cá thành từng khúc với độ dày 5-7cm , ngâm vào nước muối loãng, để ráo rồi phơi dưới nắng, đến khi cá se khô nhưng bên trong vẫn mềm, có màu trắng hoặc đã hơi ngả vàng một chút.

 

Cá phơi dưới nắng

Cá phơi dưới nắng

Chính nhờ phương thức chế biến này, cá vẫn giữ được hương vị thơm ngon ban đầu, đặc biệt sau khi nấu lên, cá vẫn có độ mềm, mùi thơm đậm đà chứ không hề khô hay bị xơ, nhạt. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cá thu một nắng chứa nhiều đạm, giàu omega 3, rất tốt cho não bộ, bổ sung chất dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe.

 

Cá thu nhiều chất dinh dưỡng

Cá thu nhiều chất dinh dưỡng

Cá thu một nắng có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng cho bữa cơm gia đình như kho, sốt, rim, cá thu chiên, làm ruốc, hay nướng lên để làm thức đồ nhậu nhâm nhi bên chén bia, chén rượu. Các món ăn làm từ cá thu một nắng ngon và hấp dẫn không kém bất cứ loại hải sản nào.

  • Địa chỉ: Chợ hải sản Hải Phòng – 4H Trần Hưng Đạo, Hồng Bàng, Hải Phòng.
 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).

Lạng Sơn, vùng đất địa đầu của Tổ quốc, vào những ngày xuân nên thơ hơn với những triền đào phai khoe sắc, những vườn mơ nở trắng xóa trải dài. Du xuân nơi xứ Lạng, du khách không chỉ được khám phá cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa tâm linh của cư dân nơi này như: Hội đền Kỳ Cùng, Hội đền Tà Phủ, Lễ hội Đồng Đăng, chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên…