VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Cháo ấu tẩu - Hà Giang | Đặc sản Tỉnh Hà Giang

Một trong các món ăn đặc sản khá nổi tiếng tại Hà Giang đó chính là cháo ấu tẩu. Món ăn này được làm từ củ độc, sau khi qua chế biến thành món cháo ấu tẩu đặc sản Hà Giang rất tốt cho sức khỏe. Món ăn này được các chợ, quán bán quanh năm vào lúc chiều tối. Ăn món ăn này các bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

đặc sản hà giang

Món cháo ấu tẩu – đặc sản Hà Giang

Để chế biến món cháo ấu tẩu thì người dân Hà Giang phải đem ấu tẩu ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc suốt một đêm. Sáng hôm sau đem đi rửa sạch và ninh khoảng 4 giờ để ấu tẩu mềm và bở sau đó đem ấu tẩu ra tơi cho thật nhuyễn.

Gạo dùng để nấu cháo gồm cả gạo nếp lẫn gạo tẻ, có thể ninh chân giò trong thời gian chờ đợi ấu tẩu tơi. Sau khi ninh xong ấu tẩu và chân giò thì cho cả 2 nguyên liệu trên vào nồi rồi nấu cho đến khi cháo chín. Cho thêm trứng gà, tiêu, ớt, hành và rau mùi nữa. Vậy là đã hoàn thành nồi cháo ấu tẩu đặc sản Hà Giang rồi.

Cháo ấu tẩu khi ăn có vị beo béo của gạo và nước chân gà, vị thơm của trứng gà và các loại rau, hơi cay nồng của tiêu, ớt và chút vị đắng của ấu tẩu.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là đất nước trên dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).