VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Chè Bát Tiên Sơn Động - Bắc Giang | Đặc sản Tỉnh Bắc Giang

Nói đến chè chắc hẳn những người có sở thích và thói quen thưởng thức đều nghĩ ngay đến cái tên chè Thái Nguyên, chè Shan Tuyết Suối Giàng. Nhưng thật thiếu sót nếu chúng ta không kể đến chè Bát Tiên Sơn Động, một loại chè thơm ngon không kém gì những loại trên.

Chè Bát Tiên có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan nhưng được trồng thử nghiệm rất thành công trên vùng Đất Sơn Động. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp nên giống chè Bát Tiên nơi đây phát triển rất tốt, hương thơm hoa nhài đặc trưng lại có tác dụng thanh nhiệt.

Trà xanh

Trong cái thời tiết se se lạnh của nơi miền cao, được thưởng thức chén chè nóng tỏa khói hương lan tỏa mang mùi thơm rất riêng không thể nhầm lẫn với bất kì một loại chè nào khác quả là một điều thích thú vô cùng. Màu nước chè Bát Tiên Sơn Động trong xanh rất đẹp, hương dịu nhẹ thoang thoảng, ấy mà nhấp một ngụm nhỏ lại có thể cảm nhận được sự đậm đà quyến luyến nơi đầu lưỡi.

Quả giống như cái tên của nó, chè Bát Tiên, nếu thưởng thức và cảm nhận được chúng ta có thể thấy được hết cái hay trong từng chén trà. Ban đầy là vị hơi chát nhưng về sau lại ngọt dịu và thấm nồng vào tận bên trong tâm hồn người uống trà.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là một đất nước đầy hứng khởi cho du lịch và đầu tư. Đời sống đường phố nhộn nhịp, ẩm thực đặc sắc và cảnh đẹp hùng vĩ, tất cả đều đang chờ đón bạn. Một đất nước không ngừng chuyển động, Việt Nam luôn cân bằng văn hóa đô thị trẻ với các giá trị truyền thống. Trong thành phố, những ngôi chùa cổ kính chỉ cách quán xá hiện đại một lối rẽ. Ở làng quê, cuộc sống vẫn trôi theo dòng những con sông và mùa gặt. Nét đối lập giữa cũ và mới này làm nên một phần không nhỏ sức hấp dẫn của Việt Nam. Thêm một lý do nữa để ghé thăm Việt Nam chính là vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Miền Bắc có những ngọn núi hùng vĩ và vịnh đá vôi tuyệt đẹp. Đường biển miền Trung dẫn lối đến những di tích lịch sử và những bãi tắm thơ mộng. Còn ở miền Nam, đời sống không ngủ của thành phố Hồ Chí Minh và những ngôi làng ven sông ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ khiến bạn muốn nán lại mãi.

Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...

Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...

Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c