Nam Định một vùng quê mộc mạc có đến 17 khu chợ, trong đó chợ Rồng là khu chợ nhộn nhịp và lớn nhất tại Nam Định. Chợ Rồng khi xưa nổi tiếng với lụa tơ tằm và chuối ngự. Cho mãi đến tận hôm nay vẫn vậy, vẫn những món nổi tiếng đó. Chuối ngự là loại quả nhỏ, dáng thon dài, có vỏ mỏng, ăn khá thơm, có vị ngon ngọt tự nhiên. Được đánh giá là thơm ngon hơn nhiều so với các loại chuối thông thường. Mùa chuối ngự ở Nam Định, khắp chợ Rồng ánh lên màu vàng sáng rực rỡ.
Chuối ngự thường được người dân bày bán theo buồng, buồng to có đến dăm bảy nải. Người mua muốn mang đi xa thì chọn phần quả còn xanh tốt. Người nhà gần thì rinh luôn buồng chuối chín để ăn liền cho “nóng”. Nải chuối Ngự được đánh giá là ngon phải hội tụ đủ cả các yếu tố sau đây: về hình dáng, về hương, về màu sắc. Hình dáng quả nhỏ, thon đều, vỏ chuối thì mỏng, mỡ màng, sắc vàng ươm tự nhiên, hương thơm dịu nhẹ. Và đặc biệt nhất chính là mỗi đầu núm chuối vẫn giữ nguyên được cọng râu dài.
Người xưa thường mang chuối ngự để tiến cống cho vua, cháu. Còn ngày nay, du khách mua để thưởng thức, và bất kỳ ai đều có thể dễ dàng mua và thưởng thức được món ngon này. Mỗi nải chuối đều trông như một bông hoa xòe cánh bày biện thật đẹp mắt và lộng lẫy trên mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên trong những ngày giỗ, Tết.
Nguồn: Internet.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa
Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.
Được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành văn hóa địa phương, 132 hộ gia đình người dân tộc Ba Na, nhánh Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã xây dựng thành công Làng du lịch cộng đồng, là điểm đến của du khách gần xa khi tới Kon Tum. Với việc mở ra một ngành kinh tế mới, du lịch cộng đồng đang giúp người dân Kon Trang Long Loi có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây còn là cơ hội tốt để người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tr