VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Cơm cháy - Ninh Bình | Đặc sản Tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình vốn nổi tiếng trên cả nước với món cơm cháy, từ lâu đời người ta vẫn có câu “thịt dê, cơm cháy Ninh Bình”, quả đúng không sai dù đi đâu chăng nữa mà chưa thưởng thức cơm cháy tại nơi đây sẽ là thiệt thòi lớn đối với du khách.

Cơm cháy Ninh Bình là một món ăn đặc sản truyền thống của vùng đất cố đô. Để có thể tạo ra món ăn đặc biệt này đòi hỏi người chế biến phải trải qua nhiều công đoạn cầu kì. So với những món truyền thống trước đây thì cơm cháy hiện nay đã có những sáng tạo khác biệt thế nhưng hương vị hầu như vẫn được giữ nguyên.

Cơm cháy được sử dụng 100% thứ gạo ngon mang đậm hương vị đặc trưng của mảnh đất Cố đô mà không nơi nào có thể lẫn được. Màu vàng nhạt của cơm được chiên giòn, vị ngòn ngọt bùi bùi nhưng không ngấy khi ăn kèm với ruốc. Cơm cháy được bày bán khắp nơi Ninh Bình, đặc biệt các khu du lịch, du khách đến đây có thể mua về làm quà với sự lựa chọn đa dạng về mức giá từ 30.000 đến 100.000 đồng với bao bì sản phẩm bằng hộp hoặc túi.

Cơm cháy Ninh Bình
Cơm cháy Ninh Bình

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là đất nước trên dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Ẩm thực là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt...

Nằm bên bờ Ka Long, dòng sông biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đền Xã Tắc, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, không chỉ là nơi thờ tự, thực hành các tín ngưỡng văn hóa dân gian của cư dân nơi đây mà còn có ý nghĩa như cột mốc văn hóa, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mới đây, di tích lịch sử - văn hóa hàng trăm năm tuổi này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia bởi những giá trị đặc sắc....