Cơm lam là một trong những món ăn ngon ở Đắk Lắk, được làm từ gạo nếp rẫy ngâm cùng lá thơm qua một đêm, thêm một chút muối trộn đều rồi cho vào ống nứa, sau đó được vùi vào bếp tro hồng.
Điểm đặc biệt tạo nên hương vị rất riêng cho món cơm này là những giọt nước suối tinh khiết được cho vào từng ống nứa một cách thật cẩn thận và tỉ mỉ. Điều này phải thật chuẩn xác để lượng nước vừa đủ sao cho cơm lam không bị sống hoặc bị nhão vì thiếu hay thừa nước.
Cơm lam Đắk Lắk chinh phục nhiều thực khách với hương vị núi rừng độc đáo quyện trong từng hạt nếp. Món cơm lam nơi này có độ dẻo, ngọt, thơm nồng nàn vị lá thơm, béo bùi vị gạo nếp và vị ngọt lành của nước suối tinh khiết.
Nguồn: Internet.
Đặc sản mỗi vùng miền Việt Nam mang trong mình lối sống địa phương và tinh hoa thiên nhiên nơi đó. Miền Bắc trân trọng những công thức nấu ăn tinh tế, như bát bún thang ngon phải được chuẩn bị trong nhiều giờ. Tại miền Trung, truyền thống ẩm thực hoàng cung và gia vị đặc trưng hòa quyện trong những món ăn độc đáo như cơm sen hay nem lụi. Cá kho tộ và canh chua miền Nam thì đến từ nguồn thủy sản dồi dào, niềm tự hào của đồng bằng sông Cửu Long.
Bản sắc văn hóa của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong đời sống sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế từ phong tục tập quán, trang phục cho đến phong cách ẩm thực. Dưới đây là những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam mà bạn có thể tìm hiểu.
Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c