Vùng Tú Lệ xưa giờ vốn nổi tiếng với thứ nếp dẻo ngon. Từ nguyên liệu trời ban này cùng đôi bàn tay tinh tế họ đã sáng tạo ra bao món ăn lôi cuốn lòng người. Những ngày vừa ngơi việc đồng người ta rủ rê nhau cùng giã cốm (cốm tan). Từng nhịp chày giòn giã vang trong đêm như xua tan đi mệt nhọc hàng ngày.
Món cốm tan Lệ được đánh giá là ngon ngang ngửa món cốm làng Vòng nức tiếng. Những bông lúa còn xanh trĩu hạt còn ướt đẫm sương được theo tay người gặt về nhà.
Để món cốm còn nguyên hương vị tươi nguyên họ phải rang ngay sau khi tuốt xong. Phải dùng loại chảo gang để nếp nóng đều mà không bị khét. Rồi chờ cho mớ hạt ngọc xanh mát này nguội họ cho từng nắm vào giã. Phải thay phiên nhau giã ròng gần chục cối mới có được một mẻ cốm.
Mệt và nhiêu khê là vậy nhưng cứ nhìn thấy mớ cốm tan xanh ngời ngời trên tay từng nhịp chày cứ thế hối hả giã cho xong mẻ.
Để giữ mùi thơm và độ xanh nguyên thủy của cốm người ta thường gói trong lá dong. Cốm tan Tú Lệ được dùng trong nhiều món khác nhau nhưng vẫn không lần nào không khiến người ta bớt say mê. Thứ hạt ngọc mọc ở vùng đất lưng chừng trời này biết lấy lòng người ta khi khi vừa dẻo ngon lại còn thơm ngào ngạt như vừa ấp trong túi hương ra vậy.
Cứ tháng 8 tháng 9 hàng năm khi những hạt nếp nằm vắt bên dòng Mường Luống trĩu cành là lúc mùa cốm đã về. Từng nhịp chày lại rục rịch lên xuống đều tay cho mẻ cốm thơm lừng. Hạt ngọc trời ban tưởng chừng bình dị nay lại góp thêm một chút tạo ra nét thi vị, quyến rũ cho vùng rẻo cao Tây Bắc này.
Nguồn: Internet.
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.
Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc đều mang một những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Chính sự khác biệt về thành phần dân tộc này đã góp phần tạo nên nét đẹp rất đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam mà không một quốc gia nào có thể thay thế được. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời trải qua hàng nghìn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.
Bến cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây ngoài trưng bày những hiện vật gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Người, còn đặc biệt ghi dấu sự kiện ngày 5/6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Việt Nam từ Bến cảng Nhà Rồng bắt đầu hành trình bôn ba thế giới để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp...
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c